Chương trình hành động số 11-CTr/TU, ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy
- Thứ hai - 20/09/2021 08:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA TỈNH ỦY
về tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng
các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế
------
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy Phú Yên xây dựng Chương trình hành động về tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, ỨNG DỤNG
TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I- TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Những năm qua, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt một số kết quả tích cực. Tổ chức sản xuất nông nghiệp có đổi mới, từng bước chuyển từ tập quán sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giống mới, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều... Qua đó, đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị nhiều sản phẩm nông nghiệp([1]) và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt hơn 3,9%/năm trong điều kiện còn nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Lĩnh vực nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
II- HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Hạn chế, yếu kém:
Phát triển nông nghiệp còn nhiều yếu tố chưa bền vững, tăng trưởng thiếu ổn định và có xu hướng chậm lại([2]). Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nông nghiệp chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tiễn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, cơ bản vẫn còn theo phương thức canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán; chưa hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, tỷ trọng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn thấp; năng suất, chất lượng nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh chậm cải thiện, giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Chưa thu hút đầu tư được nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; vai trò của kinh tế tập thể đối với nông nghiệp chưa rõ nét. Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu.
2- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do tỉnh ta nằm trong vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn. Xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh còn thấp, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn nhiều hạn chế, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là kinh tế hộ, mạnh mún, nhỏ lẻ. Tư duy, cách thức tổ chức quản lý, điều hành, tham mưu phát triển nông nghiệp chưa có nhiều đổi mới; có lúc chưa quan tâm đúng mức đến phát triển lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp thiếu đồng bộ, chưa có sự đột phá. Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ của phần lớn người nông dân còn hạn chế, chậm đổi mới tư duy sản xuất. Chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I- MỤC TIÊU
1- Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, các sản phẩm nông sản có năng suất, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các trang trại có sự hợp tác, liên kết sản xuất chặt chẽ theo chuỗi giá trị, tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của địa phương có giá trị kinh tế cao.
Thực hiện mục tiêu trên, phải quán triệt thống nhất các quan điểm phát triển nông nghiệp: (1) Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân làm chủ thể trung tâm của phát triển kinh tế nông nghiệp. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, nhất là du lịch. Tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là giữa chủ thể trực tiếp sản xuất và thị trường (2) Phát huy tinh thần tự lực tự cường, chọn lọc kế thừa, gắn với đổi mới sáng tạo để phát triển, không trông chờ ỷ lại. Lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá cho phát triển (3) Hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho người nông dân; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và thị trường; tiếp tục góp phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.
2- Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 bình quân đạt 3,5% - 4,0%/năm, đóng góp khoảng 20%; giai đoạn 2026-2030 đạt 3-3,5%/năm, đóng góp khoảng 15% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh([3]).
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt 35% và năm 2030 trên 50%; sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt 20% và năm 2030 trên 40%([4]).
- Có khoảng 05 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được công nhận nhãn hiệu và thương hiệu([5]).
- Giá trị sản phẩm thu được bình quân 01 ha đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ lực, đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 1,3 đến 1,5 lần([6]); trong đó các sản phẩm chủ lực có chất lượng và giá trị kinh tế tăng gấp 1,3 lần.
- Nâng tỷ lệ tưới tiết kiệm nước đạt trên 15% tổng diện tích sản xuất đến năm 2025 và 30% đến năm 2030([7]).
- Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt khoảng 80%([8]).
- Có trên 130 Hợp tác xã nông nghiệp (thành lập mới 30 HTXNN) và 110 Tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động([9]).
- Số lượng doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động liên quan lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh([10]).
- Thu hút 5 - 10 nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao([11]).
II- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1- Tập trung rà soát quy hoạch, định hướng các khu, vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh
Tổ chức rà soát đất đai toàn tỉnh, trên cơ sở đó xác định các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng (bao gồm các sản phẩm hiện có và phát triển một số sản phẩm mới) đảm bảo phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết của từng vùng. Quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy định, linh hoạt, hiệu quả đất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.
Duy trì ổn định hiện trạng, từng bước giảm diện tích một số cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế thấp (lúa, mía, sắn...), để tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây truyền thống kém hiệu quả sang các loại cây trồng, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao tại một số địa bàn có điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu thích hợp như: Các loại cây ăn quả, cây dược liệu tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa...; hình thành vùng rau sạch, rau an toàn tại thành phố Tuy Hòa và các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An...; phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao tại thành phố Tuy Hòa và một số địa phương.
Ưu tiên phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi ngành hàng khép kín tại các xã miền núi; đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi hữu cơ, sinh thái, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, trồng rừng gỗ lớn, gắn với chế biến công nghiệp; thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; đảm bảo độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 48%.
Tiếp tục phát triển mạnh kinh tế biển theo tinh thần Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trọng tâm là kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, nhất là Khu Kinh tế Nam Phú Yên, để đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển bền vững. Tập trung tổ chức lại ngành nghề nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững; sắp xếp lại lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các đầm, vịnh; phát triển các mô hình nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả trên biển; rà soát quy hoạch khoảng 300 ha đất ven biển phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản trên cạn. Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ gắn với triển khai quyết liệt các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), xâm phạm vùng biển các nước.
Lấy khoa học công nghệ là động lực phát triển, gắn với chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tập trung phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên là hạt nhân lan tỏa để phát triển nông nghiệp trong thời gian đến, với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Định hướng hình thành và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao([12]), trên cơ sở đó từng bước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
2- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp
Triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tập trung đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào các khâu của sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản; coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững ngành nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản. Trước hết, ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giống lúa, mía, sắn mới có năng suất, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tăng năng suất lúa, mía, sắn… bình quân toàn tỉnh lên trên 5% so với hiện nay và sản lượng lúa gạo chất lượng cao đạt khoảng 25%.
Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp; hỗ trợ người dân trong việc sử dụng giống mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng và phát triển thương hiệu, tham gia vào mạng sản xuất theo chuỗi giá trị trong và ngoài nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác để từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lao động, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành.
Tập trung đầu tư hoàn thiện một số kết cấu hạ tầng cơ bản, quan trọng gắn với nghiên cứu đổi mới việc đầu tư phát triển, phát huy hiệu quả Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên theo hướng ưu tiên công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cho người dân tham gia sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Trong đó, tập trung liên kết với các nhà khoa học; hợp tác với các địa phương, viện, trường, trung tâm công nghệ cao trong công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh chuyển giao, nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cao cho các doanh nghiệp trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
Quan tâm công tác phổ biến, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân và hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Tập trung nghiên cứu xây dựng các quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản... các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh để phổ biến, chuyển giao đến người nông dân.
3- Thúc đẩy cơ giới hóa, tự động hóa nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ logistic
Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Phát triển, thu hút công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao; sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ logistic phục vụ nông nghiệp. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản. Phát triển các cụm liên kết dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất tại một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông lâm sản. Phát triển các hình thức kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
4- Mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
Phát triển các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại các huyện, xã khu vực miền núi. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt khoảng 20%; các vật nuôi chính được chăn nuôi theo hình thức tập trung quy mô công nghiệp gắn với kiểm soát an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn. Giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; tăng cường hệ thống kiểm soát dịch hại, dịch bệnh và có biện pháp phòng ngừa, phòng trừ hiệu quả để nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nông sản.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và cung ứng giống, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chế phẩm, hóa chất, chất phụ gia, chất cấm trong sản xuất và bảo quản nông sản. Thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn từ nông sản.
5- Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị
Tập trung chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, từ chuỗi liên kết cung ứng nông nghiệp sang liên kết giá trị ngành hàng, chuyển từ nông nghiệp sản lượng sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, khởi tạo chuyển đổi số, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản... trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột”, nòng cốt, dẫn dắt, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị. Nghiên cứu phát triển các hiệp hội ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và gắn kết với các hiệp hội của cả nước, cũng như quốc tế để tăng cường liên kết, hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Tạo điều kiện, hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình kinh tế nông hộ, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đổi mới công tác khuyến nông bảo đảm hiệu quả.
Tăng cường vận động, hỗ trợ, khuyến khích việc liên kết giữa những người nông dân để tập trung ruộng đất và tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên canh, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất. Phấn đấu đến năm 2025, tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa và thị xã Đông Hòa thí điểm xây dựng ít nhất 2 mô hình và tại thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An xây dựng ít nhất 1 mô hình cánh đồng lớn có quy mô phù hợp để triển khai ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất theo hình thức liên kết hợp tác xã và các hộ gia đình. Trên cơ sở đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, có sự liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các địa phương tương đồng về điều kiện sản xuất nhằm tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tăng tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch, góp phần thúc đẩy thực hiện hoàn thành Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030.
6- Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản
Cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; chú trọng doanh nghiệp hóa sản phẩm, gắn sản phẩm nông nghiệp của nông dân với thương hiệu của doanh nghiệp tham gia liên kết. Tăng cường hỗ trợ đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cấp địa phương cho nông sản. Đến năm 2025, có 60% số sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu độc quyền, trong đó có 80% sản phẩm có bao bì, tên nhãn riêng và có tem truy xuất nguồn gốc.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường để định hướng kế hoạch sản xuất và xúc tiến thương mại, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Tranh thủ lợi thế từ các thị trường Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), được coi là các FTA thế hệ mới để đưa nông sản của tỉnh thâm nhập thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; hình thành các sàn giao dịch điện tử cho nông sản. Khuyến khích các hoạt động của tư thương, doanh nghiệp nhỏ và vừa làm đầu mối thu mua, bảo quản, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Hình thành một số điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm đặc sản tại địa phương ở trong và ngoài tỉnh. Từng bước chuyển đổi mô hình từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra; quan tâm phát triển thị trường ngoài tỉnh đi đôi với thị trường nội địa.
7- Phát triển kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng đa mục tiêu, thuận lợi cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đa dạng các hình thức đầu tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại; trong đó tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển ngành nông nghiệp thông qua hợp tác công tư trên cơ sở bảo đảm cân bằng, hài hòa, hợp lý lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới cho diện tích trồng lúa 2 vụ, cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và các công trình thủy lợi phục vụ vùng khó khăn về nguồn nước; các cảng cá kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; các tuyến kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo đảm an toàn phòng chống bão, lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống giao thông nội đồng, đường điện phục vụ cơ giới hóa tại các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.
Triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Nghiên cứu ban hành một số chính sách mới; đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách không còn phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các chính sách: khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển hợp tác xã; khuyến khích thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ điện tử - viễn thông ở nông thôn...
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp trong thời kỳ mới.
III- NHÓM NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NGAY TRONG NĂM 2021
1- Tập trung rà soát, xác định lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường, trọng tâm là các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chỉ rõ quy mô diện tích sản xuất đến từng địa phương để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2- Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên; chính sách hỗ trợ xây dựng mỗi xã một sản phẩm; quy định mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
3- Xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ngành hàng cá ngừ đại dương của tỉnh; Đề án vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao gắn với chế biến; Đề án phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; Đề án xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; Đề án xây dựng vùng cây ăn quả gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm; Đề án xây dựng mô hình trồng rau sạch tại một số địa phương trong tỉnh.
4- Hoàn thành phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xác định và đóng mốc ranh giới 3 loại rừng; liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong đầu tư quản lý rừng bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Tỉnh ủy; theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với cấp, ngành mình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả.
2- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; hướng dẫn việc phổ biến, quán triệt ở các cấp.
3- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chương trình hành động của Tỉnh ủy trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện phù hợp; vận động nhân dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
4- Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình đã đề ra; định kỳ tham mưu Tỉnh ủy sơ, tổng kết và báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện.
CỦA TỈNH ỦY
về tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng
các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế
------
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy Phú Yên xây dựng Chương trình hành động về tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, ỨNG DỤNG
TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I- TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Những năm qua, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt một số kết quả tích cực. Tổ chức sản xuất nông nghiệp có đổi mới, từng bước chuyển từ tập quán sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giống mới, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều... Qua đó, đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị nhiều sản phẩm nông nghiệp([1]) và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt hơn 3,9%/năm trong điều kiện còn nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Lĩnh vực nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
II- HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Hạn chế, yếu kém:
Phát triển nông nghiệp còn nhiều yếu tố chưa bền vững, tăng trưởng thiếu ổn định và có xu hướng chậm lại([2]). Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nông nghiệp chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tiễn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, cơ bản vẫn còn theo phương thức canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán; chưa hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, tỷ trọng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn thấp; năng suất, chất lượng nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh chậm cải thiện, giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Chưa thu hút đầu tư được nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; vai trò của kinh tế tập thể đối với nông nghiệp chưa rõ nét. Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu.
2- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do tỉnh ta nằm trong vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn. Xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh còn thấp, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn nhiều hạn chế, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là kinh tế hộ, mạnh mún, nhỏ lẻ. Tư duy, cách thức tổ chức quản lý, điều hành, tham mưu phát triển nông nghiệp chưa có nhiều đổi mới; có lúc chưa quan tâm đúng mức đến phát triển lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp thiếu đồng bộ, chưa có sự đột phá. Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ của phần lớn người nông dân còn hạn chế, chậm đổi mới tư duy sản xuất. Chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I- MỤC TIÊU
1- Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, các sản phẩm nông sản có năng suất, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các trang trại có sự hợp tác, liên kết sản xuất chặt chẽ theo chuỗi giá trị, tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của địa phương có giá trị kinh tế cao.
Thực hiện mục tiêu trên, phải quán triệt thống nhất các quan điểm phát triển nông nghiệp: (1) Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân làm chủ thể trung tâm của phát triển kinh tế nông nghiệp. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, nhất là du lịch. Tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là giữa chủ thể trực tiếp sản xuất và thị trường (2) Phát huy tinh thần tự lực tự cường, chọn lọc kế thừa, gắn với đổi mới sáng tạo để phát triển, không trông chờ ỷ lại. Lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá cho phát triển (3) Hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho người nông dân; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và thị trường; tiếp tục góp phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.
2- Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 bình quân đạt 3,5% - 4,0%/năm, đóng góp khoảng 20%; giai đoạn 2026-2030 đạt 3-3,5%/năm, đóng góp khoảng 15% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh([3]).
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt 35% và năm 2030 trên 50%; sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt 20% và năm 2030 trên 40%([4]).
- Có khoảng 05 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được công nhận nhãn hiệu và thương hiệu([5]).
- Giá trị sản phẩm thu được bình quân 01 ha đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ lực, đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 1,3 đến 1,5 lần([6]); trong đó các sản phẩm chủ lực có chất lượng và giá trị kinh tế tăng gấp 1,3 lần.
- Nâng tỷ lệ tưới tiết kiệm nước đạt trên 15% tổng diện tích sản xuất đến năm 2025 và 30% đến năm 2030([7]).
- Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt khoảng 80%([8]).
- Có trên 130 Hợp tác xã nông nghiệp (thành lập mới 30 HTXNN) và 110 Tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động([9]).
- Số lượng doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động liên quan lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh([10]).
- Thu hút 5 - 10 nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao([11]).
II- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1- Tập trung rà soát quy hoạch, định hướng các khu, vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh
Tổ chức rà soát đất đai toàn tỉnh, trên cơ sở đó xác định các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng (bao gồm các sản phẩm hiện có và phát triển một số sản phẩm mới) đảm bảo phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết của từng vùng. Quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy định, linh hoạt, hiệu quả đất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.
Duy trì ổn định hiện trạng, từng bước giảm diện tích một số cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế thấp (lúa, mía, sắn...), để tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây truyền thống kém hiệu quả sang các loại cây trồng, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao tại một số địa bàn có điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu thích hợp như: Các loại cây ăn quả, cây dược liệu tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa...; hình thành vùng rau sạch, rau an toàn tại thành phố Tuy Hòa và các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An...; phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao tại thành phố Tuy Hòa và một số địa phương.
Ưu tiên phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi ngành hàng khép kín tại các xã miền núi; đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi hữu cơ, sinh thái, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, trồng rừng gỗ lớn, gắn với chế biến công nghiệp; thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; đảm bảo độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 48%.
Tiếp tục phát triển mạnh kinh tế biển theo tinh thần Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trọng tâm là kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, nhất là Khu Kinh tế Nam Phú Yên, để đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển bền vững. Tập trung tổ chức lại ngành nghề nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững; sắp xếp lại lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các đầm, vịnh; phát triển các mô hình nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả trên biển; rà soát quy hoạch khoảng 300 ha đất ven biển phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản trên cạn. Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ gắn với triển khai quyết liệt các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), xâm phạm vùng biển các nước.
Lấy khoa học công nghệ là động lực phát triển, gắn với chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tập trung phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên là hạt nhân lan tỏa để phát triển nông nghiệp trong thời gian đến, với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Định hướng hình thành và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao([12]), trên cơ sở đó từng bước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
2- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp
Triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tập trung đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào các khâu của sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản; coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững ngành nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản. Trước hết, ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giống lúa, mía, sắn mới có năng suất, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tăng năng suất lúa, mía, sắn… bình quân toàn tỉnh lên trên 5% so với hiện nay và sản lượng lúa gạo chất lượng cao đạt khoảng 25%.
Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp; hỗ trợ người dân trong việc sử dụng giống mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng và phát triển thương hiệu, tham gia vào mạng sản xuất theo chuỗi giá trị trong và ngoài nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác để từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, lao động, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành.
Tập trung đầu tư hoàn thiện một số kết cấu hạ tầng cơ bản, quan trọng gắn với nghiên cứu đổi mới việc đầu tư phát triển, phát huy hiệu quả Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên theo hướng ưu tiên công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cho người dân tham gia sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Trong đó, tập trung liên kết với các nhà khoa học; hợp tác với các địa phương, viện, trường, trung tâm công nghệ cao trong công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh chuyển giao, nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cao cho các doanh nghiệp trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
Quan tâm công tác phổ biến, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân và hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Tập trung nghiên cứu xây dựng các quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản... các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh để phổ biến, chuyển giao đến người nông dân.
3- Thúc đẩy cơ giới hóa, tự động hóa nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ logistic
Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Phát triển, thu hút công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao; sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ logistic phục vụ nông nghiệp. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí, công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản. Phát triển các cụm liên kết dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất tại một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông lâm sản. Phát triển các hình thức kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
4- Mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
Phát triển các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại các huyện, xã khu vực miền núi. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt khoảng 20%; các vật nuôi chính được chăn nuôi theo hình thức tập trung quy mô công nghiệp gắn với kiểm soát an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn. Giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; tăng cường hệ thống kiểm soát dịch hại, dịch bệnh và có biện pháp phòng ngừa, phòng trừ hiệu quả để nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nông sản.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và cung ứng giống, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chế phẩm, hóa chất, chất phụ gia, chất cấm trong sản xuất và bảo quản nông sản. Thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn từ nông sản.
5- Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị
Tập trung chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, từ chuỗi liên kết cung ứng nông nghiệp sang liên kết giá trị ngành hàng, chuyển từ nông nghiệp sản lượng sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, khởi tạo chuyển đổi số, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản... trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột”, nòng cốt, dẫn dắt, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị. Nghiên cứu phát triển các hiệp hội ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và gắn kết với các hiệp hội của cả nước, cũng như quốc tế để tăng cường liên kết, hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Tạo điều kiện, hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình kinh tế nông hộ, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đổi mới công tác khuyến nông bảo đảm hiệu quả.
Tăng cường vận động, hỗ trợ, khuyến khích việc liên kết giữa những người nông dân để tập trung ruộng đất và tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên canh, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất. Phấn đấu đến năm 2025, tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa và thị xã Đông Hòa thí điểm xây dựng ít nhất 2 mô hình và tại thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An xây dựng ít nhất 1 mô hình cánh đồng lớn có quy mô phù hợp để triển khai ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất theo hình thức liên kết hợp tác xã và các hộ gia đình. Trên cơ sở đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, có sự liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các địa phương tương đồng về điều kiện sản xuất nhằm tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tăng tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch, góp phần thúc đẩy thực hiện hoàn thành Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030.
6- Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản
Cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; chú trọng doanh nghiệp hóa sản phẩm, gắn sản phẩm nông nghiệp của nông dân với thương hiệu của doanh nghiệp tham gia liên kết. Tăng cường hỗ trợ đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cấp địa phương cho nông sản. Đến năm 2025, có 60% số sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu độc quyền, trong đó có 80% sản phẩm có bao bì, tên nhãn riêng và có tem truy xuất nguồn gốc.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường để định hướng kế hoạch sản xuất và xúc tiến thương mại, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Tranh thủ lợi thế từ các thị trường Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), được coi là các FTA thế hệ mới để đưa nông sản của tỉnh thâm nhập thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; hình thành các sàn giao dịch điện tử cho nông sản. Khuyến khích các hoạt động của tư thương, doanh nghiệp nhỏ và vừa làm đầu mối thu mua, bảo quản, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Hình thành một số điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm đặc sản tại địa phương ở trong và ngoài tỉnh. Từng bước chuyển đổi mô hình từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra; quan tâm phát triển thị trường ngoài tỉnh đi đôi với thị trường nội địa.
7- Phát triển kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng đa mục tiêu, thuận lợi cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đa dạng các hình thức đầu tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại; trong đó tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển ngành nông nghiệp thông qua hợp tác công tư trên cơ sở bảo đảm cân bằng, hài hòa, hợp lý lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới cho diện tích trồng lúa 2 vụ, cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và các công trình thủy lợi phục vụ vùng khó khăn về nguồn nước; các cảng cá kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; các tuyến kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo đảm an toàn phòng chống bão, lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống giao thông nội đồng, đường điện phục vụ cơ giới hóa tại các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.
Triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Nghiên cứu ban hành một số chính sách mới; đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách không còn phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các chính sách: khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển hợp tác xã; khuyến khích thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ điện tử - viễn thông ở nông thôn...
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp trong thời kỳ mới.
III- NHÓM NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NGAY TRONG NĂM 2021
1- Tập trung rà soát, xác định lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường, trọng tâm là các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chỉ rõ quy mô diện tích sản xuất đến từng địa phương để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2- Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên; chính sách hỗ trợ xây dựng mỗi xã một sản phẩm; quy định mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
3- Xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ngành hàng cá ngừ đại dương của tỉnh; Đề án vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao gắn với chế biến; Đề án phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; Đề án xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; Đề án xây dựng vùng cây ăn quả gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm; Đề án xây dựng mô hình trồng rau sạch tại một số địa phương trong tỉnh.
4- Hoàn thành phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xác định và đóng mốc ranh giới 3 loại rừng; liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong đầu tư quản lý rừng bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Tỉnh ủy; theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với cấp, ngành mình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả.
2- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; hướng dẫn việc phổ biến, quán triệt ở các cấp.
3- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chương trình hành động của Tỉnh ủy trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện phù hợp; vận động nhân dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
4- Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình đã đề ra; định kỳ tham mưu Tỉnh ủy sơ, tổng kết và báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện.
[1] Năm 2020: Năng suất bình quân cây lúa đạt 71,2 tạ/ha (tăng 5,1 tạ/ha so năm 2015), ngô 47,7 tạ/ha (tăng 7,2 tạ/ha), sắn 22,5 tấn/ha (tăng 4,5 tấn/ha), mía 64,7 tấn/ha (tăng 4 tấn/ha), rau các loại 15,6 tấn/ha (tăng 2,8 tấn/ha); sản lượng cao su mủ 5.117 tấn (gấp 2,1 lần), cây ăn quả các loại đạt 47.482 tấn (gấp 2 lần), trong đó sản xuất được một số sản phẩm cây ăn quả chất lượng cao như: Sầu riêng hạt lép, Bưởi da xanh, cam xoàn, quýt đường, Bơ booth, Mãng cầu dai, Mít thái...; sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm đạt 50.318 tấn (tăng 26%); sản lượng thủy sản đạt 75.000 tấn, tăng 18,3% (trong đó sản lượng nuôi trồng 13.000 tấn tăng 38,4%), riêng sản phẩm thủy sản chủ lực là: tôm thẻ đạt 9.300 tấn (gấp 1,6 lần), tôm hùm 1.191 tấn (gấp 1,9 lần so với năm 2015).
[2] Tốc độ tăng GRDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 5,3%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng chậm hơn (bình quân đạt 3,97%/năm).
[3] Đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông- lâm- thủy sản chiếm 26,4% trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
[4] Đến năm 2020: Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt khoảng 11,7%, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt khoảng 1,8%.
[5] Dự kiến 5 sản phẩm gồm: Bò và các sản phẩm từ bò, heo và các sản phầm từ heo, cá ngừ, tôm sú, tôm thẻ.
[6] Năm 2020, giá trị sản phẩm thu được bình quân: 01 ha đất trồng trọt đạt khoảng 85 triệu đồng, 01 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ lực đạt 1 tỷ đồng, 01 ha đất rừng trồng sản xuất đạt 120 triệu đồng.
[7] Đến năm 2020: Tỷ lệ diện tích canh tác cây trồng có áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước đạt khoảng 10,4% trên tổng diện tích sản xuất.
[8] Năm 2020, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 70%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 51%.
[9] Năm 2020, toàn tỉnh có 01 Liên hiệp HTX và 139 HTX hoạt động, trong đó lĩnh vực nông nghiệp: có 01 LHHTX, 98 HTX và 65 Tổ hợp tác nông nghiệp.
[10] Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 3.474 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 867 DN có ngành nghề hoạt động liên quan lĩnh vực nông nghiệp; dự kiến đến năm 2025 có khoảng 1.200 doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng gần 350 DN so với năm 2020.
[11] Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 DN nông nghiệp công nghệ cao (Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc).
[12] Định hướng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đến năm 2030: Vùng trồng lúa 1.700 ha; trồng bắp sinh khối 900ha; trồng mía 700ha, trồng rau 600ha, trồng nấm 15ha, hoa – cây cảnh 400ha, hồ tiêu 300ha, cây ăn quả 3.000ha, cây dược liệu 1.300ha; Vùng chăn nuôi bò sữa 330ha; bò thịt; lợn 760ha. Vùng nuôi trồng tôm thẻ 600ha, tôm hùm 50ha, nhuyễn thể 50ha và vùng sản xuất muối UDCNC 50ha.