Các mô hình tư vấn pháp luật của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
- Thứ ba - 05/07/2016 13:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm phát huy năng lực, vai trò và sự tham gia của chị em nữ trí thức trên địa bàn dân cư trong lĩnh vực pháp luật nhất là trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;
Nhằm phát huy năng lực, vai trò và sự tham gia của chị em nữ trí thức trên địa bàn dân cư trong lĩnh vực pháp luật nhất là trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;
Nhằm phát huy năng lực, vai trò và sự tham gia của chị em nữ trí thức trên địa bàn dân cư trong lĩnh vực pháp luật nhất là trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; qua đó đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nhu cầu được tư vấn pháp luật của phụ nữ các giới trên địa bàn dân cư, đặc biệt là phụ nữ khó khăn, phụ nữ có trình độ học vấn thấp, phụ nữ dân tộc..., để các cấp Hội ngày càng có điều kiện thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ - trẻ em.
Xuất phát từ việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội và từ hiệu quả hoạt động của mô hình thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 5 (đơn vị đầu tiên trong toàn thành phố) năm 2000 đã tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ trên địa bàn quận đang công tác trong lĩnh vực pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Luật gia, Hội thẩm nhân dân; qua đó tạo môi trường sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm và tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp phụ nữ.
Năm 2001, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố chỉ đạo cho các quận, huyện Hội còn lại tùy vào tình hình thực tế tại địa phương có thể thành lập Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật hoặc mô hình tư vấn pháp luật khác phù hợp.
Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ là phát huy vai trò nòng cốt, tích cực của các thành viên làm công tác pháp luật trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho các tầng lớp phụ nữ; đồng thời hỗ trợ các cấp Hội Phụ nữ cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư; giúp chị em cán bộ, hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật cơ bản, từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bênh vực, bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em; phòng ngừa, và hạn chế những tranh chấp và vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư.
Từ năm 2003 đến năm 2005, thành phố có thêm 12 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh) đã thành lập Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật và hoạt động khá hiệu quả như: Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật quận 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình tổ chức tốt việc trực tư vấn pháp luật cho công dân tại trụ sở làm việc của Quận Hội, có lịch trực và phân công người trực chu đáo.
Năm 2007, một số Câu lạc bộ không duy trì được sinh hoạt định kỳ hàng quý như quy chế đề ra ban đầu, do một số hội viên chuyển công tác, nghỉ hưu theo chế độ, không có điều kiện tham gia sinh hoạt; một số quận, huyện Hội do nhân sự Thường trực thay đổi, chưa đầu tư sâu cho nội dung và hình thức hoạt động, chưa phát huy hiệu quả của mô hình Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật vì vậy một vài quận, huyện Hội quyết định chuyển qua mô hình hoạt động khác phù hợp hơn với thực tế của địa phương như: Quận Tân Bình thành lập mới Chi hội Nữ Luật gia Quận nhằm tạo điều kiện để các chị chủ động hơn trong công tác tư vấn pháp luật miễn phí; Quận 6 thành lập Câu lạc bộ Nữ Luật gia; quận 3, 7, Bình Thạnh thành lập Câu lạc bộ Nữ Trí thức Quận trong đó có các chị là hội viên của CLB Nữ làm công tác pháp luật trước đây tham gia là thành viên Câu lạc bộ Nữ trí thức Quận và phát huy sự tham gia trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật; Quận 11 thành lập Câu lạc bộ Nữ hòa giải viên; Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp thành lập 4 Điểm Tư vấn pháp lý tại 4 cụm dân cư cộng đồng; riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Củ Chi, Cần Giờ chỉ thành lập Tổ tư vấn pháp luật trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương và số lượng hội viên tham gia.
Đến cuối tháng 10 năm 2011, toàn thành phố có 16/24 quận huyện Hội (quận 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn) còn duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tư vấn pháp luật tại địa bàn dân cư (10 CLB Nữ làm công tác pháp luật, 01 Chi hội Nữ Luật gia, 01 Câu lạc bộ Nữ Luật gia, 01 Câu lạc bộ Nữ hòa giải viên, 02 Tổ Phụ nữ làm công tác pháp luật và 4 Điểm Tư vấn pháp luật tại cộng đồng) với 375 thành viên trong đó thành viên của các điểm tư vấn pháp lý tại cộng đồng là những người đang tham gia công tác tại địa phương như Tổ trưởng dân phố, Tổ phụ nữ... đồng thời là những người có uy tín ở địa phương, nhiệt tình và có trách nhiệm nên khi đưa ra các giải pháp hoặc ý kiến trong tiếp xúc, hòa giải các tranh chấp của người dân đều đạt kết quả; góp phần tích cực cùng các cấp Hội thực hiện tốt chức năng bênh vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Ngoài việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trực tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho chị em phụ nữ, thành viên của các mô hình tư vấn pháp luật của các cấp Hội còn tham gia góp ý kiến xây dựng các dự án Luật, chính sách của Nhà nước, tham gia làm giám khảo các cuộc Hội thi “Phụ nữ với pháp luật”, thi tìm hiểu về “Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” và các hội thi có nội dung liên quan đến pháp luật; các hội viên là Hội thẩm nhân dân đã tham gia tốt công tác xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp, góp phần cùng ngành Tòa án thành phố hoàn thành công tác xét xử hàng năm, tham gia tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động hội thẩm nhân dân.
Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tuy có nhiều tên gọi khác nhau, quy mô tổ chức khác nhau nhưng các mô hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay của các quận huyện Hội trong toàn thành phố ngày càng khẳng định vị trí, vai trò tích cực trong tham gia công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, của Hội; chính sách, luật pháp của Nhà nước đến các tầng lớp phụ nữ; giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ thành phố ngày càng tiến bộ và phát triển; ngày càng nâng cao ý thức “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
Nhằm phát huy năng lực, vai trò và sự tham gia của chị em nữ trí thức trên địa bàn dân cư trong lĩnh vực pháp luật nhất là trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; qua đó đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nhu cầu được tư vấn pháp luật của phụ nữ các giới trên địa bàn dân cư, đặc biệt là phụ nữ khó khăn, phụ nữ có trình độ học vấn thấp, phụ nữ dân tộc..., để các cấp Hội ngày càng có điều kiện thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ - trẻ em.
Xuất phát từ việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội và từ hiệu quả hoạt động của mô hình thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 5 (đơn vị đầu tiên trong toàn thành phố) năm 2000 đã tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ trên địa bàn quận đang công tác trong lĩnh vực pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Luật gia, Hội thẩm nhân dân; qua đó tạo môi trường sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm và tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp phụ nữ.
Năm 2001, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố chỉ đạo cho các quận, huyện Hội còn lại tùy vào tình hình thực tế tại địa phương có thể thành lập Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật hoặc mô hình tư vấn pháp luật khác phù hợp.
Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ là phát huy vai trò nòng cốt, tích cực của các thành viên làm công tác pháp luật trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho các tầng lớp phụ nữ; đồng thời hỗ trợ các cấp Hội Phụ nữ cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư; giúp chị em cán bộ, hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật cơ bản, từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bênh vực, bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em; phòng ngừa, và hạn chế những tranh chấp và vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư.
Từ năm 2003 đến năm 2005, thành phố có thêm 12 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh) đã thành lập Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật và hoạt động khá hiệu quả như: Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật quận 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình tổ chức tốt việc trực tư vấn pháp luật cho công dân tại trụ sở làm việc của Quận Hội, có lịch trực và phân công người trực chu đáo.
Năm 2007, một số Câu lạc bộ không duy trì được sinh hoạt định kỳ hàng quý như quy chế đề ra ban đầu, do một số hội viên chuyển công tác, nghỉ hưu theo chế độ, không có điều kiện tham gia sinh hoạt; một số quận, huyện Hội do nhân sự Thường trực thay đổi, chưa đầu tư sâu cho nội dung và hình thức hoạt động, chưa phát huy hiệu quả của mô hình Câu lạc bộ Nữ làm công tác pháp luật vì vậy một vài quận, huyện Hội quyết định chuyển qua mô hình hoạt động khác phù hợp hơn với thực tế của địa phương như: Quận Tân Bình thành lập mới Chi hội Nữ Luật gia Quận nhằm tạo điều kiện để các chị chủ động hơn trong công tác tư vấn pháp luật miễn phí; Quận 6 thành lập Câu lạc bộ Nữ Luật gia; quận 3, 7, Bình Thạnh thành lập Câu lạc bộ Nữ Trí thức Quận trong đó có các chị là hội viên của CLB Nữ làm công tác pháp luật trước đây tham gia là thành viên Câu lạc bộ Nữ trí thức Quận và phát huy sự tham gia trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật; Quận 11 thành lập Câu lạc bộ Nữ hòa giải viên; Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp thành lập 4 Điểm Tư vấn pháp lý tại 4 cụm dân cư cộng đồng; riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Củ Chi, Cần Giờ chỉ thành lập Tổ tư vấn pháp luật trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương và số lượng hội viên tham gia.
Đến cuối tháng 10 năm 2011, toàn thành phố có 16/24 quận huyện Hội (quận 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn) còn duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tư vấn pháp luật tại địa bàn dân cư (10 CLB Nữ làm công tác pháp luật, 01 Chi hội Nữ Luật gia, 01 Câu lạc bộ Nữ Luật gia, 01 Câu lạc bộ Nữ hòa giải viên, 02 Tổ Phụ nữ làm công tác pháp luật và 4 Điểm Tư vấn pháp luật tại cộng đồng) với 375 thành viên trong đó thành viên của các điểm tư vấn pháp lý tại cộng đồng là những người đang tham gia công tác tại địa phương như Tổ trưởng dân phố, Tổ phụ nữ... đồng thời là những người có uy tín ở địa phương, nhiệt tình và có trách nhiệm nên khi đưa ra các giải pháp hoặc ý kiến trong tiếp xúc, hòa giải các tranh chấp của người dân đều đạt kết quả; góp phần tích cực cùng các cấp Hội thực hiện tốt chức năng bênh vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Ngoài việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trực tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho chị em phụ nữ, thành viên của các mô hình tư vấn pháp luật của các cấp Hội còn tham gia góp ý kiến xây dựng các dự án Luật, chính sách của Nhà nước, tham gia làm giám khảo các cuộc Hội thi “Phụ nữ với pháp luật”, thi tìm hiểu về “Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” và các hội thi có nội dung liên quan đến pháp luật; các hội viên là Hội thẩm nhân dân đã tham gia tốt công tác xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp, góp phần cùng ngành Tòa án thành phố hoàn thành công tác xét xử hàng năm, tham gia tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động hội thẩm nhân dân.
Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tuy có nhiều tên gọi khác nhau, quy mô tổ chức khác nhau nhưng các mô hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay của các quận huyện Hội trong toàn thành phố ngày càng khẳng định vị trí, vai trò tích cực trong tham gia công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, của Hội; chính sách, luật pháp của Nhà nước đến các tầng lớp phụ nữ; giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ thành phố ngày càng tiến bộ và phát triển; ngày càng nâng cao ý thức “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh