Câu lạc bộ (CLB) Nữ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức sinh hoạt lần thứ 4 với chủ đề “Nâng cao kỹ năng và chất lượng giám sát của nữ đại biểu Hội đồng nhân dân
- Thứ ba - 16/07/2019 15:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 16/7, Câu lạc bộ (CLB) Nữ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức sinh hoạt lần thứ 4 với chủ đề “Nâng cao kỹ năng và chất lượng giám sát của nữ đại biểu Hội đồng nhân dân”. Tham dự buổi sinh hoạt có các đồng chí đại diện Lãnh đạo các Ban và Văn phòng HĐND tỉnh; Bà Trần Thị Minh Chánh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội; các đồng chí nữ đại biểu HĐND chuyên trách cấp huyện nhiệm kỳ 2016 – 2021; các đồng chí Thường trực Hội LHPN tỉnh và 14 thành viên là các nữ đại biểu HĐND tỉnh khóa VII nhiệm kỳ 2016-2021.
Xoay quanh nội dung chủ đề sinh hoạt lần này, các đại biểu tập trung bàn bạc, thảo luận về thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian qua được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Thông qua nhiều hình thức như: giám sát tại các kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp, trong đó có giám sát chuyên đề (thành lập Đoàn giám sát đi làm việc với các cơ quan, đơn vị được giám sát và đi thực tế). Trong giám sát chuyên đề, khi nhận được báo cáo của các cơ quan, đơn vị được giám sát (báo cáo theo kế hoạch, đề cương của Đoàn giám sát) gửi đến, tổ chuyên viên giúp việc nghiên cứu và tham mưu cho Đoàn giám sát lựa chọn một số vấn đề đi thực tế để nắm thêm thông tin, thẩm tra số liệu báo cáo, nếu có vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất với báo cáo thì tiếp tục xây dựng bộ câu hỏi để gửi các cơ quan, đơn vị được giám sát tiếp tục báo cáo làm rõ, sau đó mới làm việc với các cơ quan, đơn vị được giám sát và các cơ quan liên quan. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cũng như tiến độ và kết quả giải quyết của các đơn vị, địa phương đối với các kiến nghị sau giám sát, kịp thời có văn bản đôn đốc, nhắc nhở. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại các kỳ họp HĐND tỉnh, được đa số ý kiến cử tri đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động giám sát như: Việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; các kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng đâu lại vào đấy; Một số kiến nghị của HĐND sau giám sát chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc và kịp thời; Kỹ năng giám sát của các đại biểu HĐND còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nên hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND còn thấp; Phần lớn các nữ đại biểu chưa mạnh dạn để chủ động trong hoạt động tự giám sát của đại biểu, chủ yếu tham gia thành viên các đoàn giám sát chuyên đề nên chưa phát huy rõ nét vai trò giám sát của nữ đại biểu HĐND.
Bên cạnh đó, các đại biểu cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của nữ đại biểu HĐND trong thời gian tới, cần thực hiện: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát; Chuẩn bị và tổ chức giám sát; nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm các thành viên của Ban và trách nhiệm của nữ đại biểu trong hoạt động giám sát; nữ đại biểu cần tăng cường các mối quan hệ phối hợp với Ủy ban MTTQ và HĐND các cấp trong quá trình giám sát chuyên đề tại địa phương./.
Xoay quanh nội dung chủ đề sinh hoạt lần này, các đại biểu tập trung bàn bạc, thảo luận về thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian qua được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Thông qua nhiều hình thức như: giám sát tại các kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp, trong đó có giám sát chuyên đề (thành lập Đoàn giám sát đi làm việc với các cơ quan, đơn vị được giám sát và đi thực tế). Trong giám sát chuyên đề, khi nhận được báo cáo của các cơ quan, đơn vị được giám sát (báo cáo theo kế hoạch, đề cương của Đoàn giám sát) gửi đến, tổ chuyên viên giúp việc nghiên cứu và tham mưu cho Đoàn giám sát lựa chọn một số vấn đề đi thực tế để nắm thêm thông tin, thẩm tra số liệu báo cáo, nếu có vấn đề chưa rõ hoặc chưa thống nhất với báo cáo thì tiếp tục xây dựng bộ câu hỏi để gửi các cơ quan, đơn vị được giám sát tiếp tục báo cáo làm rõ, sau đó mới làm việc với các cơ quan, đơn vị được giám sát và các cơ quan liên quan. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cũng như tiến độ và kết quả giải quyết của các đơn vị, địa phương đối với các kiến nghị sau giám sát, kịp thời có văn bản đôn đốc, nhắc nhở. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại các kỳ họp HĐND tỉnh, được đa số ý kiến cử tri đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động giám sát như: Việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; các kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng đâu lại vào đấy; Một số kiến nghị của HĐND sau giám sát chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc và kịp thời; Kỹ năng giám sát của các đại biểu HĐND còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nên hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND còn thấp; Phần lớn các nữ đại biểu chưa mạnh dạn để chủ động trong hoạt động tự giám sát của đại biểu, chủ yếu tham gia thành viên các đoàn giám sát chuyên đề nên chưa phát huy rõ nét vai trò giám sát của nữ đại biểu HĐND.
Bên cạnh đó, các đại biểu cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của nữ đại biểu HĐND trong thời gian tới, cần thực hiện: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát; Chuẩn bị và tổ chức giám sát; nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm các thành viên của Ban và trách nhiệm của nữ đại biểu trong hoạt động giám sát; nữ đại biểu cần tăng cường các mối quan hệ phối hợp với Ủy ban MTTQ và HĐND các cấp trong quá trình giám sát chuyên đề tại địa phương./.
Tin: LÊ VY
Ảnh: BÙI QUÝ
Ảnh: BÙI QUÝ