Hội LHPN tỉnh Phú Yên ban hành kế hoạch Triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid
- Thứ ba - 16/11/2021 15:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch Triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid
Thực hiện kế Kế hoạch số 1132/KH-ĐCT ngày 17/10/2021 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình, cụ thể:
Chương trình "Mẹ đỡ đầu" nhằm:
- Vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN Việt Nam triển khai, nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/ nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (trước mắt tập trung trẻ mồ côi do tác động của dịch bệnh Covid) có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng.
- Hoạt động của Mẹ đỡ đầu được thực hiện có hiệu quả thiết thực, đảm bảo quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Các cấp Hội làm tốt vai trò kết nối giữa “Mẹ đỡ đầu” và các em, giám sát thực hiện chính sách và tham gia điều phối nguồn lực hỗ trợ, đảm bảo công bằng và hỗ trợ các con tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Mục tiêu của chương trình:
- Phấn đấu 100% Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị tổ chức được hoạt động đỡ đầu phù hợp với tiêu chí của Chương trình.
- Phấn đấu 100% cơ sở Hội có trẻ mồ côi do tác động của dịch bệnh Covid - 19 hưởng ứng thực hiện kết nối/đăng ký/đồng hành hoặc trực tiếp làm Mẹ đỡ đầu của trẻ.
Các hoạt động cụ thể:
- Giới thiệu Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tới toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ, các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
- Giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ mồ côi ở các địa phương theo chức năng của tổ chức hội. Hỗ trợ, hướng dẫn các em và gia đình tiếp cận đầy đủ chính sách của Nhà nước.
- Giám sát và hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng chống xâm hại trẻ em trong gia đình và cộng đồng.
- Vận động các ngành các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc; cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy tinh thần nhân văn, tấm lòng nhân hậu của phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia hưởng ứng Chương trình, trực tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi cụ thể:
+ Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, kiến thức, kỹ năng: Tổ chức hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại bệnh viện, trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và tại các gia đình; tư vấn sức khỏe, tư vấn tâm lý.
+ Đảm bảo an toàn trong gia đình và cộng đồng.
+ Hỗ trợ, kết nối đào tạo nghề sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Tùy điều kiện, có thể hỗ trợ thêm tiền mặt hoặc vật chất (các sản phẩm dinh dưỡng, các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; học phí, đồ dùng, thiết bị học tập,...)
Nguyên tắc, hình thức nhận đỡ đầu
Nguyên tắc thực hiện hoạt động đỡ đầu
- Hoàn toàn tự nguyện
- Tôn trọng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em
- Các hỗ trợ đảm bảo sát hợp với nhu cầu của trẻ; ưu tiên tối đa điều kiện để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, họ hàng, cộng đồng, quê hương.
- Công khai minh bạch nguồn hỗ trợ, đối tượng nguồn được thụ hưởng.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội nơi có tập thể, cá nhân là “Mẹ đỡ đầu” với cấp ủy, chính quyền, các trung tâm và tổ chức Hội cơ sở nơi trẻ sinh sống.
Cách thức đỡ đầu:
- Trực tiếp: Cá nhân/tổ, nhóm phụ nữ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại gia đình, cộng đồng, trung tâm, bệnh viện, ...
- Gián tiếp: Các tập thể/cá nhân nhận đỡ đầu thông qua gia đình, người nuôi dưỡng; hoặc hỗ trợ/tài trợ qua Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” tại các cấp Hội.
Trong đó:
+ Khuyến khích vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu để đảm bảo sự ổn định về môi trường sống, tâm sinh lý của trẻ.
+ Mỗi tập thể, tổ/nhóm, cá nhân có thể nhận đỡ đầu 1 hoặc nhiều trẻ.
+ Khuyến khích cam kết nhận đỡ đầu các con đến khi trưởng thành hoặc trong một thời gian nhất định theo điều kiện/khả năng của tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu hoặc nguyện vọng của gia đình.
Đối tượng nhận đỡ đầu: Trẻ em mồ côi, trong đó ưu tiên lựa chọn:- Trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 (mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa, hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn);
- Trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ.
Tùy vào điều kiện thực tế ở địa phương, Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có thể mở rộng đối tượng nhận đỡ đầu là trẻ mồ côi do những nguyên nhân khác.
Thực hiện kế Kế hoạch số 1132/KH-ĐCT ngày 17/10/2021 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid; Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình, cụ thể:
Chương trình "Mẹ đỡ đầu" nhằm:
- Vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội LHPN Việt Nam triển khai, nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/ nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (trước mắt tập trung trẻ mồ côi do tác động của dịch bệnh Covid) có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng.
- Hoạt động của Mẹ đỡ đầu được thực hiện có hiệu quả thiết thực, đảm bảo quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Các cấp Hội làm tốt vai trò kết nối giữa “Mẹ đỡ đầu” và các em, giám sát thực hiện chính sách và tham gia điều phối nguồn lực hỗ trợ, đảm bảo công bằng và hỗ trợ các con tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Mục tiêu của chương trình:
- Phấn đấu 100% Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị tổ chức được hoạt động đỡ đầu phù hợp với tiêu chí của Chương trình.
- Phấn đấu 100% cơ sở Hội có trẻ mồ côi do tác động của dịch bệnh Covid - 19 hưởng ứng thực hiện kết nối/đăng ký/đồng hành hoặc trực tiếp làm Mẹ đỡ đầu của trẻ.
Các hoạt động cụ thể:
- Giới thiệu Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tới toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ, các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
- Giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ mồ côi ở các địa phương theo chức năng của tổ chức hội. Hỗ trợ, hướng dẫn các em và gia đình tiếp cận đầy đủ chính sách của Nhà nước.
- Giám sát và hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng chống xâm hại trẻ em trong gia đình và cộng đồng.
- Vận động các ngành các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc; cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy tinh thần nhân văn, tấm lòng nhân hậu của phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia hưởng ứng Chương trình, trực tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi cụ thể:
+ Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, kiến thức, kỹ năng: Tổ chức hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại bệnh viện, trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và tại các gia đình; tư vấn sức khỏe, tư vấn tâm lý.
+ Đảm bảo an toàn trong gia đình và cộng đồng.
+ Hỗ trợ, kết nối đào tạo nghề sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Tùy điều kiện, có thể hỗ trợ thêm tiền mặt hoặc vật chất (các sản phẩm dinh dưỡng, các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; học phí, đồ dùng, thiết bị học tập,...)
Nguyên tắc, hình thức nhận đỡ đầu
Nguyên tắc thực hiện hoạt động đỡ đầu
- Hoàn toàn tự nguyện
- Tôn trọng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em
- Các hỗ trợ đảm bảo sát hợp với nhu cầu của trẻ; ưu tiên tối đa điều kiện để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, họ hàng, cộng đồng, quê hương.
- Công khai minh bạch nguồn hỗ trợ, đối tượng nguồn được thụ hưởng.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội nơi có tập thể, cá nhân là “Mẹ đỡ đầu” với cấp ủy, chính quyền, các trung tâm và tổ chức Hội cơ sở nơi trẻ sinh sống.
Cách thức đỡ đầu:
- Trực tiếp: Cá nhân/tổ, nhóm phụ nữ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại gia đình, cộng đồng, trung tâm, bệnh viện, ...
- Gián tiếp: Các tập thể/cá nhân nhận đỡ đầu thông qua gia đình, người nuôi dưỡng; hoặc hỗ trợ/tài trợ qua Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” tại các cấp Hội.
Trong đó:
+ Khuyến khích vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu để đảm bảo sự ổn định về môi trường sống, tâm sinh lý của trẻ.
+ Mỗi tập thể, tổ/nhóm, cá nhân có thể nhận đỡ đầu 1 hoặc nhiều trẻ.
+ Khuyến khích cam kết nhận đỡ đầu các con đến khi trưởng thành hoặc trong một thời gian nhất định theo điều kiện/khả năng của tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu hoặc nguyện vọng của gia đình.
Đối tượng nhận đỡ đầu: Trẻ em mồ côi, trong đó ưu tiên lựa chọn:- Trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 (mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa, hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn);
- Trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ.
Tùy vào điều kiện thực tế ở địa phương, Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có thể mở rộng đối tượng nhận đỡ đầu là trẻ mồ côi do những nguyên nhân khác.