Đổi mới cách thức vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo
- Thứ sáu - 16/10/2020 13:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội LHPN Việt Nam vừa phối hợp với Hội LHPN tỉnh Phú Yên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo cho cán bộ Hội LHPN cơ sở trên địa bàn Phú Yên. Hoạt động này nhằm góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo cho cán bộ hội cơ sở trong tình hình mới. Nhân dịp này, Báo Phú Yên phỏng vấn bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về một số nội dung liên quan.
* Qua nhiều chuyến đi thực tế ở các tỉnh, thành, bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ hội cơ sở hiện nay, thưa bà?
- Có thể nói, cán bộ hội cơ sở là “linh hồn”, là cầu nối giữa hội viên với hội cấp trên, với Đảng và chính quyền. Bởi vậy “linh hồn” ấy phải rất sống động, năng động, sáng tạo, đổi mới chứ không phải là sự cưỡng cầu, xơ cứng. Tôi thấy đội ngũ cán bộ hội cơ sở rất nhiệt tình, trách nhiệm, nhưng về mặt phương pháp và tư duy đổi mới hoạt động hội trong giai đoạn hiện nay cần phải bồi dưỡng thêm, tiếp thêm năng lượng mới, cách nhìn mới cho chị em. Cán bộ cơ sở phải suy nghĩ làm sao để hoạt động hội thật sự hấp dẫn, đem lại hạnh phúc, niềm vui cho phụ nữ địa phương thì mới có thể làm tốt vai trò của mình.
Chủ tịch hội là cấp ủy viên, tham mưu công tác phụ nữ cho cấp ủy, vì vậy phải làm tốt vai trò cầu nối để đề xuất với chính quyền những vấn đề liên quan đến phụ nữ trong việc xây dựng nghị quyết của cấp ủy cũng như trong công tác vận động, chăm lo cho đời sống chị em ngày một tốt hơn.
* Công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo của Hội LHPN Việt Nam trong những năm gần đây như thế nào, thưa bà?
- Có thể nói, từ khi Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam triển khai Nghị quyết về tăng cường công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), phụ nữ có đạo trong nhiệm kỳ này thì công tác vận động tập hợp phụ nữ dân tộc, tôn giáo cũng khởi sắc hơn.
Thứ nhất, về mặt chỉ đạo từ khi có nghị quyết của ban chấp hành, các cấp hội đều xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc triển khai công tác này. Thứ hai, tổ chức hội phối hợp với các ngành liên quan như: Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban DT triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động cũng như phối hợp để đưa những nội dung, mô hình hoạt động đến phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Nguồn lực tập hợp, tổ chức cho những hoạt động này cũng khá hơn. Sự đầu tư chỉ đạo nhiều hơn, các hoạt động tập huấn cho cán bộ hội tốt hơn, Hội LHPN cũng tăng cường giám sát thực hiện chính sách và pháp luật về dân tộc thiểu số cũng như là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo…
Riêng tại Phú Yên, công tác hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo thời gian qua có những hoạt động rất tốt như: xã hội từ thiện, chia sẻ, hỗ trợ phụ nữ khó khăn cũng như xây dựng nhiều mô hình kết nghĩa thúc đẩy phụ nữ vùng dân tộc thiểu số đi lên.
Hiện nay, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ rất phong phú, mong muốn được chăm sóc sức khỏe, thể hiện sự duyên dáng, trẻ, khỏe, đẹp. Tuy nhiên, những hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của hội còn quá khiêm tốn so với những hoạt động mà hội chủ yếu tập trung như: hướng dẫn phụ nữ làm kinh tế, nuôi dạy con cái.
Có thể nói, trách nhiệm đặt trên vai người phụ nữ quá nhiều, trong khi phụ nữ cần được chăm lo nhiều hơn về đời sống tinh thần, về sức khỏe để phát triển toàn diện, để chị em cảm thấy hạnh phúc, bình an, phấn khởi khi tham gia hoạt động hội. Chính vì vậy, chúng tôi mong thời gian tới, hoạt động hội phải được mở rộng, đáp ứng nhu cầu sở thích từng nhóm đối tượng, xã hội hóa trong hoạt động của mình để phụ nữ địa phương thể hiện tốt hơn vai trò của họ vào sự phát triển của xã hội cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc.
* Để cán bộ hội cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt hơn chức trách, vai trò trong thời gian tới, Trung ương Hội đã tổ chức hoạt động hỗ trợ nào cho đội ngũ này, thưa bà?
- Đối với những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, Trung ương Hội tổ chức các hoạt động tập huấn chuyên sâu hơn cho các chủ tịch, phó chủ tịch hội và chi hội trưởng cơ sở. Bởi cán bộ hội làm trực tiếp mà không hiểu được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống hội, không hiểu đầy đủ trách nhiệm trong triển khai tổ chức hoạt động ở cơ sở cũng như không nắm bắt kiến thức, kỹ năng thì hoạt động hội dù có muốn đổi mới cũng khó thực hiện tốt theo yêu cầu của hội. Vì vậy, để tập trung chỉ đạo sâu về công tác này, chúng tôi tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ năng, phương pháp cho chị em.
Đợt này, Trung ương Hội tổ chức tập huấn cho các huyện miền núi của các tỉnh Đắk Nông, Bình Định và Phú Yên - những nơi có tỉ lệ tập hợp phụ nữ dân tộc thiểu số còn khiêm tốn, phương thức, nội dung sinh hoạt chưa phong phú. Chúng tôi muốn tiếp tục truyền lửa cho chị em.
Trung ương Hội tập trung trao đổi với chị em về những kỹ năng cần thiết trong việc vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo như: tập hợp thu hút hội viên, tổ chức hoạt động cộng đồng… Bên cạnh đó, chúng tôi mời thêm báo cáo viên về tôn giáo, báo cáo viên hoạt động phong trào của tỉnh để cung cấp thêm kỹ năng cho chị em. Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng tôi hy vọng lớp tập huấn sẽ “làm nền” để sau này chị em có cách tư duy mới, phương pháp mới tốt hơn.
* Xin cảm ơn bà!
* Qua nhiều chuyến đi thực tế ở các tỉnh, thành, bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ hội cơ sở hiện nay, thưa bà?
- Có thể nói, cán bộ hội cơ sở là “linh hồn”, là cầu nối giữa hội viên với hội cấp trên, với Đảng và chính quyền. Bởi vậy “linh hồn” ấy phải rất sống động, năng động, sáng tạo, đổi mới chứ không phải là sự cưỡng cầu, xơ cứng. Tôi thấy đội ngũ cán bộ hội cơ sở rất nhiệt tình, trách nhiệm, nhưng về mặt phương pháp và tư duy đổi mới hoạt động hội trong giai đoạn hiện nay cần phải bồi dưỡng thêm, tiếp thêm năng lượng mới, cách nhìn mới cho chị em. Cán bộ cơ sở phải suy nghĩ làm sao để hoạt động hội thật sự hấp dẫn, đem lại hạnh phúc, niềm vui cho phụ nữ địa phương thì mới có thể làm tốt vai trò của mình.
Chủ tịch hội là cấp ủy viên, tham mưu công tác phụ nữ cho cấp ủy, vì vậy phải làm tốt vai trò cầu nối để đề xuất với chính quyền những vấn đề liên quan đến phụ nữ trong việc xây dựng nghị quyết của cấp ủy cũng như trong công tác vận động, chăm lo cho đời sống chị em ngày một tốt hơn.
* Công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo của Hội LHPN Việt Nam trong những năm gần đây như thế nào, thưa bà?
- Có thể nói, từ khi Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam triển khai Nghị quyết về tăng cường công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), phụ nữ có đạo trong nhiệm kỳ này thì công tác vận động tập hợp phụ nữ dân tộc, tôn giáo cũng khởi sắc hơn.
Thứ nhất, về mặt chỉ đạo từ khi có nghị quyết của ban chấp hành, các cấp hội đều xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc triển khai công tác này. Thứ hai, tổ chức hội phối hợp với các ngành liên quan như: Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban DT triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động cũng như phối hợp để đưa những nội dung, mô hình hoạt động đến phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Nguồn lực tập hợp, tổ chức cho những hoạt động này cũng khá hơn. Sự đầu tư chỉ đạo nhiều hơn, các hoạt động tập huấn cho cán bộ hội tốt hơn, Hội LHPN cũng tăng cường giám sát thực hiện chính sách và pháp luật về dân tộc thiểu số cũng như là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo…
Riêng tại Phú Yên, công tác hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo thời gian qua có những hoạt động rất tốt như: xã hội từ thiện, chia sẻ, hỗ trợ phụ nữ khó khăn cũng như xây dựng nhiều mô hình kết nghĩa thúc đẩy phụ nữ vùng dân tộc thiểu số đi lên.
Hiện nay, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ rất phong phú, mong muốn được chăm sóc sức khỏe, thể hiện sự duyên dáng, trẻ, khỏe, đẹp. Tuy nhiên, những hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của hội còn quá khiêm tốn so với những hoạt động mà hội chủ yếu tập trung như: hướng dẫn phụ nữ làm kinh tế, nuôi dạy con cái.
- Đối với những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, Trung ương Hội tổ chức các hoạt động tập huấn chuyên sâu hơn cho các chủ tịch, phó chủ tịch hội và chi hội trưởng cơ sở. Bởi cán bộ hội làm trực tiếp mà không hiểu được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống hội, không hiểu đầy đủ trách nhiệm trong triển khai tổ chức hoạt động ở cơ sở cũng như không nắm bắt kiến thức, kỹ năng thì hoạt động hội dù có muốn đổi mới cũng khó thực hiện tốt theo yêu cầu của hội. Vì vậy, để tập trung chỉ đạo sâu về công tác này, chúng tôi tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ năng, phương pháp cho chị em.
Đợt này, Trung ương Hội tổ chức tập huấn cho các huyện miền núi của các tỉnh Đắk Nông, Bình Định và Phú Yên - những nơi có tỉ lệ tập hợp phụ nữ dân tộc thiểu số còn khiêm tốn, phương thức, nội dung sinh hoạt chưa phong phú. Chúng tôi muốn tiếp tục truyền lửa cho chị em.
Trung ương Hội tập trung trao đổi với chị em về những kỹ năng cần thiết trong việc vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo như: tập hợp thu hút hội viên, tổ chức hoạt động cộng đồng… Bên cạnh đó, chúng tôi mời thêm báo cáo viên về tôn giáo, báo cáo viên hoạt động phong trào của tỉnh để cung cấp thêm kỹ năng cho chị em. Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng tôi hy vọng lớp tập huấn sẽ “làm nền” để sau này chị em có cách tư duy mới, phương pháp mới tốt hơn.
* Xin cảm ơn bà!
NGỌC DUNG (thực hiện)