Từ trong phong trào phụ nữ xuất hiện nhiều bông hoa đẹp giữa đại ngàn
- Thứ ba - 31/10/2017 11:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện Nghị quyết 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của BCH Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về “Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay” và Quyết định số 922/QĐ-UBND, ngày 17/6/2014 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Phú Yên V/v ban hành “Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”, BTV Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, ký kết Chương trình phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai công tác vận động phụ nữ DTTS, đồng thời chỉ đạo các cấp Hội cụ thể và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền vận động phụ nữ DTTS.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực, 100% cơ sở xây dựng được tuyên truyền viên là phụ nữ DTTS; đặc biệt tranh thủ lực lượng già làng, lực lượng hội viên nòng cốt để giúp phụ nữ DTTS hiểu và tự giác thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hội LHPN tỉnh đã truyền thông các nội dung trên tại 77 nhóm/33 xã vùng DTTS cho trên 3.850 phụ nữ. Tuyên truyền, vận động hội viên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp, Hội LHPN xã Suối Trai tổ chức hội thi “Dệt thổ cẩm”, Hội LHPN xã Ea Lâm tổ chức hội thi “Giã gạo nấu cơm”, Hội LHPNXã Krông Pa, Cà Lúi phát động phong trào “Phụ nữ với lễ hội cồng chiêng”... Vận động hội viên xóa bỏ các hủ tục, như: vận động phụ nữ không hút thuốc lá, không thách cưới, không chăn thả gia súc gia cầm dưới gầm nhà sàn, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phụ nữ DTTS xóa đói giảm nghèo, Hội LHPN cơ sở vùng DTTS xây dựng các mô hình “Thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”…huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong hội viên để hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm cho trên 1.900 phụ nữ DTTS; hỗ trợ vốn vay cho 2.466 hộ phụ nữ DTTS nghèo, với số tiền gần 50 tỷ đồng.
Các cấp Hội vận động xây dựng 09 mái ấm tình thương cho phụ nữ DTTS, nhận giúp đỡ thường xuyên 30 địa chỉ an sinh xã hội cho phụ nữ, trẻ em DTTS. Hội LHPN tỉnh thành lập và duy trì hoạt động 3 CLB “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp bước cho con đến trường” tại 3 xã thuộc 3 huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân.
Thực hiện Kế hoạch số 68 của BTV Tỉnh ủy về triển khai mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã, thôn (buôn) khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”, Hội LHPN huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh nhận giúp đỡ trên 10 triệu đồng cho 06 hộ DTTS nghèo. Hội Phụ nữ Công An tỉnh thực hiện hiệu quả các chương trình “Mùa đông ấm áp, “Xuân ấm vùng cao”, văn nghệ “Bình yên buôn làng”...
Hỗ trợ phụ nữ DTTS xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc bền vững, thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, 100% cơ sở Hội miền núi đăng ký thực hiện công trình, phần việc tham gia xây dựng nông thôn mới như: Thu gom xử lý rác thải hợp vệ sinh; Không sinh con thứ 3; Đoạn đường phụ nữ tự quản; giúp phụ nữ thoát nghèo... thường xuyên phối hợp tuyên truyền các kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe, hế hoạch hóa gia đình…Riêng Hội LHPN tỉnh tổ chức truyền thông tại 70 nhóm/33 xã vùng dân tộc thiểu số.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ DTTS Phú Yên nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó hoăn, tích cực lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc. Tại hội nghị biểu dương phụ nữ DTTS tiêu biểu do Hội LHPN tỉnh tổ chức nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có 40 phụ nữ DTTS tiêu biểu được BTV Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen.
Mí Đôi, dân tộc Ê Đê ở xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, là hội viên gương mẫu đi đầu thực hiện mô hình phụ nữ nói không với thách cưới. Xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn của bản thân, năm 1988 chị lập gia đình, theo phong tục tập quán lễ cưới của người Ê đê, chị phải chật vật vay mượn, mãi đến khi sinh đứa con thứ 3 chị mới trả hết nợ cho. Khi được cán bộ Hội tuyên truyền, nhận thức của chị dần thay đổi. Gia đình chị có 2 con gái, chị đã vận động gia đình nhà trai giảm các lễ vật cưới hỏi. Khi con trai cưới vợ, chị không những không thách cưới mà còn cùng với gia đình nhà gái tặng quà cưới để các con có vốn làm ăn. Chị còn vận động bà con trong buôn từng bước xóa bỏ phong tục lạc hậu, cải thiện đời sống hôn nhân cho thế hệ trẻ.
Sinh năm 1971, chị Lê Mo Thị Hạnh, dân tộc Chăm Hờ Roi, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng vợ chồng luôn hòa thuận, chí thú làm ăn và luôn quan tâm, chăm sóc tạo điều kiện cho các con ăn học. Các con chị đều chăm ngoan, học giỏi, một cháu đã tốt nghiệp đại học, một cháu đang học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, cháu út đang học Đại học Quy Nhơn.
Công tác tại Phòng Công tác chính trị, Công an tỉnh, là phóng viên phát thanh - truyền hình, chị Lưu Thị Hạnh, dân tộc Tày, nhiệt tình hăng say công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành những việc khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, như tham gia ghi hình, quay phim, ghi âm tại các “điểm nóng”, theo chân các trinh sát hình sự đi phá án để quay lại những thước phim phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành. Chị cùng các nữ đồng đội đã xây dựng và thực hiện hiệu quả công trình phần việc phụ nữ “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Vì An ninh Tổ quốc”, được lãnh đạo đánh giá cao. Hàng năm, chị đều đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến, năm 2015 và 2016 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Và còn rất nhiều phụ nữ DTTS ở khắp các địa phương, đơn vị đã khắc phục khó khăn về mọi mặt, tự học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức mọi mặt, cần cù, chịu thương chịu khó, chăn nuôi, sản xuất giỏi, vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực, 100% cơ sở xây dựng được tuyên truyền viên là phụ nữ DTTS; đặc biệt tranh thủ lực lượng già làng, lực lượng hội viên nòng cốt để giúp phụ nữ DTTS hiểu và tự giác thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hội LHPN tỉnh đã truyền thông các nội dung trên tại 77 nhóm/33 xã vùng DTTS cho trên 3.850 phụ nữ. Tuyên truyền, vận động hội viên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp, Hội LHPN xã Suối Trai tổ chức hội thi “Dệt thổ cẩm”, Hội LHPN xã Ea Lâm tổ chức hội thi “Giã gạo nấu cơm”, Hội LHPNXã Krông Pa, Cà Lúi phát động phong trào “Phụ nữ với lễ hội cồng chiêng”... Vận động hội viên xóa bỏ các hủ tục, như: vận động phụ nữ không hút thuốc lá, không thách cưới, không chăn thả gia súc gia cầm dưới gầm nhà sàn, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…
Các cấp Hội vận động xây dựng 09 mái ấm tình thương cho phụ nữ DTTS, nhận giúp đỡ thường xuyên 30 địa chỉ an sinh xã hội cho phụ nữ, trẻ em DTTS. Hội LHPN tỉnh thành lập và duy trì hoạt động 3 CLB “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp bước cho con đến trường” tại 3 xã thuộc 3 huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân.
Thực hiện Kế hoạch số 68 của BTV Tỉnh ủy về triển khai mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã, thôn (buôn) khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”, Hội LHPN huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh nhận giúp đỡ trên 10 triệu đồng cho 06 hộ DTTS nghèo. Hội Phụ nữ Công An tỉnh thực hiện hiệu quả các chương trình “Mùa đông ấm áp, “Xuân ấm vùng cao”, văn nghệ “Bình yên buôn làng”...
Hỗ trợ phụ nữ DTTS xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc bền vững, thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, 100% cơ sở Hội miền núi đăng ký thực hiện công trình, phần việc tham gia xây dựng nông thôn mới như: Thu gom xử lý rác thải hợp vệ sinh; Không sinh con thứ 3; Đoạn đường phụ nữ tự quản; giúp phụ nữ thoát nghèo... thường xuyên phối hợp tuyên truyền các kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe, hế hoạch hóa gia đình…Riêng Hội LHPN tỉnh tổ chức truyền thông tại 70 nhóm/33 xã vùng dân tộc thiểu số.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ DTTS Phú Yên nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó hoăn, tích cực lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc. Tại hội nghị biểu dương phụ nữ DTTS tiêu biểu do Hội LHPN tỉnh tổ chức nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có 40 phụ nữ DTTS tiêu biểu được BTV Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen.
Mí Đôi, dân tộc Ê Đê ở xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, là hội viên gương mẫu đi đầu thực hiện mô hình phụ nữ nói không với thách cưới. Xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn của bản thân, năm 1988 chị lập gia đình, theo phong tục tập quán lễ cưới của người Ê đê, chị phải chật vật vay mượn, mãi đến khi sinh đứa con thứ 3 chị mới trả hết nợ cho. Khi được cán bộ Hội tuyên truyền, nhận thức của chị dần thay đổi. Gia đình chị có 2 con gái, chị đã vận động gia đình nhà trai giảm các lễ vật cưới hỏi. Khi con trai cưới vợ, chị không những không thách cưới mà còn cùng với gia đình nhà gái tặng quà cưới để các con có vốn làm ăn. Chị còn vận động bà con trong buôn từng bước xóa bỏ phong tục lạc hậu, cải thiện đời sống hôn nhân cho thế hệ trẻ.
Sinh năm 1971, chị Lê Mo Thị Hạnh, dân tộc Chăm Hờ Roi, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng vợ chồng luôn hòa thuận, chí thú làm ăn và luôn quan tâm, chăm sóc tạo điều kiện cho các con ăn học. Các con chị đều chăm ngoan, học giỏi, một cháu đã tốt nghiệp đại học, một cháu đang học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, cháu út đang học Đại học Quy Nhơn.
Công tác tại Phòng Công tác chính trị, Công an tỉnh, là phóng viên phát thanh - truyền hình, chị Lưu Thị Hạnh, dân tộc Tày, nhiệt tình hăng say công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành những việc khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, như tham gia ghi hình, quay phim, ghi âm tại các “điểm nóng”, theo chân các trinh sát hình sự đi phá án để quay lại những thước phim phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành. Chị cùng các nữ đồng đội đã xây dựng và thực hiện hiệu quả công trình phần việc phụ nữ “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Vì An ninh Tổ quốc”, được lãnh đạo đánh giá cao. Hàng năm, chị đều đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến, năm 2015 và 2016 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Và còn rất nhiều phụ nữ DTTS ở khắp các địa phương, đơn vị đã khắc phục khó khăn về mọi mặt, tự học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức mọi mặt, cần cù, chịu thương chịu khó, chăn nuôi, sản xuất giỏi, vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
TRẦN THỊ BINH - PCT HỘI LHPN TỈNH