“Công nghiệp hóa” nghề làm bánh tráng
- Thứ năm - 04/01/2024 08:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhờ sự năng động, dám nghĩ dám làm, thời gian qua ở xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ vượt khó, trong đó điển hình có chị Huỳnh Thị Điệp làm kinh tế giỏi với mô hình làm bánh tráng, thu lãi hơn 1 triệu đồng mỗi ngày.
Bám trụ với nghề tráng bánh thủ công hơn 25 năm, nhưng trong ý nghĩ của chị luôn trăn trở làm thế nào để đưa công nghệ vào nghề tráng bánh truyền thống nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Với ý tưởng đó, vào năm 2020, chị tìm hiểu và quyết định đầu tư máy sản xuất bánh tráng để tiết kiệm chi phí cũng như công lao động, với tổng kinh phí hơn 3 trăm triệu đồng.
Khi làm thủ công hiệu suất không được cao, giơ đưa máy móc vào tăng hiệu suất gấp 2, 3 lần. Trước kia khi chưa đầu tư máy móc, mỗi ngày cơ sở của chị chỉ tráng bánh tầm hơn 20kg gạo và sản phẩm chủ yếu bán ra trên địa bàn huyện nhưng từ khi có máy móc, thì mỗi ngày cơ sở của chị tráng khoảng 300-500 kg gạo. Bình quân mỗi tháng cung cấp khoảng 500.000 cái bánh ra thị trường, thu về 260 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, nguyên vật liệu, tiền điện, nhân công lao động, mỗi tháng gia đình thu nhập được 25 đến 30 triệu đồng.Mỗi nhân công lao động thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Chị Điệp mong muốn các cấp các ngành quan tâm để gia đình ông xây dựng được thương hiệu bánh tráng địa phương. Từ đó gia đình chị sẽ tiếp tục tạo công ăn việc làm nhiều hơn nữa cho lao động của địa phương. Chị Huỳnh Thị Điệp- thôn Chí Thán- xã Đức Bình Đông chia sẻ: “Tôi đầu tư máy móc khoảng 100 triệu đồng, trung bình mỗi ngày làm ra gần 5.000 chiếc bánh tráng, riêng tháng cuối năm, sản xuất hơn 10 nghìn chiếc/ngày. Dù làm bằng máy móc, quy trình hiện đại nhưng những chiếc bánh tráng ở cơ sở sản xuất của gia đình tôi vẫn giữ được hương vị thơm ngon và độ dẻo đặc trưng. Bí quyết nằm ở việc lựa chọn gạo, thời gian ngâm và vo gạo”.
Khác với cách làm bánh tráng thủ công trước đây, làm bánh tráng máy có tiếp cận với khoa học và phương pháp mới, từ việc lựa chọn nguyên liệu (gạo, bột) nguồn nước đến các công đoạn pha chế đều có công thức nhất định để tạo ra sản phẩm sạch và chất lượng. Ưu điểm của Bánh tráng máy là nồi hơi dùng bằng điện 3 pha, không đốt bằng nguyên liệu như củi, trấu, mạc cưa… như trước đây nên không ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, sản xuất bánh tráng máy chủ động được nguồn hàng, công suất của máy cho ra sản phẩm bình quân đạt trên 1 triệu đồng tiền bánh/giờ và một tạ gạo có thể tạo ra trên 94 kg bánh tráng thành phẩm, hiệu suất tăng gấp chục lần so với làm bánh tráng thủ công. Trong khi đó, nếu làm bánh tráng thủ công thì từ sáng đến chiều chỉ cho ra sản phẩm từ 300-500 ngàn đồng tiền bánh. Ngoài ra phải tốn nhiều công lao động trong một ngày. Sản xuất bánh tráng bằng máy, thì công lao động giảm nhưng năng suất cao.
Chị Điệp cho biết, để có được sản phẩm bánh tráng ngon, chất lượng, ngoài việc chọn gạo ngon và theo công thức gia truyền của gia đình, cùng với thuận lợi của nắng ráo sẽ đảm bảo phơi bánh tráng đúng chất lượng. Nhờ cách làm trên, bánh tráng của chị Điệp ngày càng được nhiều người biết đến, không chỉ bán lẻ cho người dân tại địa phương, trong huyện, mà bánh tráng của gia đình còn xuất bán ở TP. Nha Trang, TP. Tuy Hòa… Thêm vào đó, cơ sở sản xuất bánh tráng máy của chị đã việc tạo được việc làm cho khoảng 4-7 lao động địa phương thường xuyên, có thu nhập ổn định. Sản phẩm làm ra không những tiêu thụ trên địa bàn xã mà còn tiêu thụ ở các xã lân cận, các quán ăn, nhà hàng…. Anh- Hà Ngọc Hiền ở thôn Chí Thán- xã Đức Bình Đông là nhân công lao động của cơ sở chị Điệp cho biết: Vợ chồng tôi làm cho chị Điệp thì thấy tiền công cũng ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Tôi thấy làm ở đây rất tốt”
Đánh giá, về mô hình của chị Huỳnh Thị Điệp, Chị Nguyễn Thị Ái Liên- Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh cho biết, “Mô hình sản xuất bánh tráng máy của gia đình chị Điệp là một trong số những mô hình kinh tế nổi bật của xã Đức Bình Đông; gia đình chị đã quan tâm đầu tư máy móc cho hiệu quả kinh tế cao và tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho các nhân công trên địa bàn xã.
Có thể khẳng định rằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ nâng cao năng suất, giá thành sản phẩm giảm, thu nhập của người dân cao, tạo công ăn việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường../.
Bám trụ với nghề tráng bánh thủ công hơn 25 năm, nhưng trong ý nghĩ của chị luôn trăn trở làm thế nào để đưa công nghệ vào nghề tráng bánh truyền thống nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Với ý tưởng đó, vào năm 2020, chị tìm hiểu và quyết định đầu tư máy sản xuất bánh tráng để tiết kiệm chi phí cũng như công lao động, với tổng kinh phí hơn 3 trăm triệu đồng.
Khi làm thủ công hiệu suất không được cao, giơ đưa máy móc vào tăng hiệu suất gấp 2, 3 lần. Trước kia khi chưa đầu tư máy móc, mỗi ngày cơ sở của chị chỉ tráng bánh tầm hơn 20kg gạo và sản phẩm chủ yếu bán ra trên địa bàn huyện nhưng từ khi có máy móc, thì mỗi ngày cơ sở của chị tráng khoảng 300-500 kg gạo. Bình quân mỗi tháng cung cấp khoảng 500.000 cái bánh ra thị trường, thu về 260 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, nguyên vật liệu, tiền điện, nhân công lao động, mỗi tháng gia đình thu nhập được 25 đến 30 triệu đồng.Mỗi nhân công lao động thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Chị Điệp mong muốn các cấp các ngành quan tâm để gia đình ông xây dựng được thương hiệu bánh tráng địa phương. Từ đó gia đình chị sẽ tiếp tục tạo công ăn việc làm nhiều hơn nữa cho lao động của địa phương. Chị Huỳnh Thị Điệp- thôn Chí Thán- xã Đức Bình Đông chia sẻ: “Tôi đầu tư máy móc khoảng 100 triệu đồng, trung bình mỗi ngày làm ra gần 5.000 chiếc bánh tráng, riêng tháng cuối năm, sản xuất hơn 10 nghìn chiếc/ngày. Dù làm bằng máy móc, quy trình hiện đại nhưng những chiếc bánh tráng ở cơ sở sản xuất của gia đình tôi vẫn giữ được hương vị thơm ngon và độ dẻo đặc trưng. Bí quyết nằm ở việc lựa chọn gạo, thời gian ngâm và vo gạo”.
Khác với cách làm bánh tráng thủ công trước đây, làm bánh tráng máy có tiếp cận với khoa học và phương pháp mới, từ việc lựa chọn nguyên liệu (gạo, bột) nguồn nước đến các công đoạn pha chế đều có công thức nhất định để tạo ra sản phẩm sạch và chất lượng. Ưu điểm của Bánh tráng máy là nồi hơi dùng bằng điện 3 pha, không đốt bằng nguyên liệu như củi, trấu, mạc cưa… như trước đây nên không ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, sản xuất bánh tráng máy chủ động được nguồn hàng, công suất của máy cho ra sản phẩm bình quân đạt trên 1 triệu đồng tiền bánh/giờ và một tạ gạo có thể tạo ra trên 94 kg bánh tráng thành phẩm, hiệu suất tăng gấp chục lần so với làm bánh tráng thủ công. Trong khi đó, nếu làm bánh tráng thủ công thì từ sáng đến chiều chỉ cho ra sản phẩm từ 300-500 ngàn đồng tiền bánh. Ngoài ra phải tốn nhiều công lao động trong một ngày. Sản xuất bánh tráng bằng máy, thì công lao động giảm nhưng năng suất cao.
Chị Điệp cho biết, để có được sản phẩm bánh tráng ngon, chất lượng, ngoài việc chọn gạo ngon và theo công thức gia truyền của gia đình, cùng với thuận lợi của nắng ráo sẽ đảm bảo phơi bánh tráng đúng chất lượng. Nhờ cách làm trên, bánh tráng của chị Điệp ngày càng được nhiều người biết đến, không chỉ bán lẻ cho người dân tại địa phương, trong huyện, mà bánh tráng của gia đình còn xuất bán ở TP. Nha Trang, TP. Tuy Hòa… Thêm vào đó, cơ sở sản xuất bánh tráng máy của chị đã việc tạo được việc làm cho khoảng 4-7 lao động địa phương thường xuyên, có thu nhập ổn định. Sản phẩm làm ra không những tiêu thụ trên địa bàn xã mà còn tiêu thụ ở các xã lân cận, các quán ăn, nhà hàng…. Anh- Hà Ngọc Hiền ở thôn Chí Thán- xã Đức Bình Đông là nhân công lao động của cơ sở chị Điệp cho biết: Vợ chồng tôi làm cho chị Điệp thì thấy tiền công cũng ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Tôi thấy làm ở đây rất tốt”
Đánh giá, về mô hình của chị Huỳnh Thị Điệp, Chị Nguyễn Thị Ái Liên- Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh cho biết, “Mô hình sản xuất bánh tráng máy của gia đình chị Điệp là một trong số những mô hình kinh tế nổi bật của xã Đức Bình Đông; gia đình chị đã quan tâm đầu tư máy móc cho hiệu quả kinh tế cao và tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho các nhân công trên địa bàn xã.
Có thể khẳng định rằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ nâng cao năng suất, giá thành sản phẩm giảm, thu nhập của người dân cao, tạo công ăn việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường../.
Ngọc Ly