Quyết tâm tìm con chữ cho con
- Thứ hai - 30/10/2017 23:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đến thôn Tân Thuận, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa hỏi thăm chị Lê Mo Thị Hạnh, 46 tuổi, dân tộc Chăm Hờ Roi không ai mà không biết bởi chị là người phụ nữ chịu thương chịu khó nuôi dạy con tốt. Chị sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, lập gia đình với anh Ka Siêu Nhiền vào năm 1986, cả hai bên gia đình đều rất nghèo. Mặc dù cần cù, chịu thương chịu khó làm lụng vất vả nhưng cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo bám. Để có cái ăn cái mặc cho 3 đứa con đã khó lắm rồi nói gì đến cho con đi học nên người.
Chị chia sẻ: “Bản thân chị không biết chữ nên thiệt thòi đủ mọi việc, muốn làm gì cũng khó khăn. Nếu hoàn cảnh như thế này mãi thì các con chị sau này chẳng bao giờ đổi đời được. Bàn đi tính lại, cuối cùng chị bàn bạc với chồng quyết định chỉ có học thì các con mới cải thiện được cuộc sống. Từ đó, cho dù khó khăn, cực khổ đến mấy, vợ chồng chị cũng cố gắng nuôi các con ăn học nên người”.
Với ý chí vượt khó, vợ chồng chị quyết tâm chăm chỉ trồng mía, sắn, nuôi thêm trâu, bò, làm thuê làm mướn để nuôi các con ăn học. Sau tháng năm dài miệt mài lao động cật lực và biết tính toán làm ăn, chi tiêu tằn tiện nên cuộc sống cũng dần dần được ổn định, các con đều được cắp sách tới trường cùng với bạn bè trang lứa. Chị luôn quan tâm, tạo điều kiện, động viên các con phải tự học, tự tìm tòi, cố gắng vươn lên để cái nghèo không đeo bám. Đáp lại công lao sinh thành, dưỡng dục và sự cần lao của cha mẹ, các con chị đều ra sức học tập, ngày đêm miệt mài đèn sách cho dù hoàn cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, bữa cơm nhiều lúc chỉ có sắn với ngô nhưng gia đình chị lúc nào cũng đầm ấm, đầy ấp tiếng cười. Lần lượt các con được cử tuyển và thi đậu vào các trường đại học chị vui sướng, tự hào vô hạn nhưng niềm vui sướng tự hào bao nhiêu thì cũng đồng nghĩa với gánh nặng trên đôi vai của vợ chồng chị càng nặng trĩu bấy nhiêu. Chị chắt chiu gom góp từng đồng rồi vay mượn nhiều nơi lên đến cả 100 triệu đồng để có tiền lo cho 3 đứa con học đại học. Chị tâm sự “Mình ở nhà đói còn có rau có sắn mà ăn, chứ các con ở xa nhà cái gì cũng phải mua nên phải có tiền, mỗi lần con goi điện về là chị phải cố gắng xoay sở có tiền để gửi cho con có cái ăn, cái mặc”.
Giờ đây cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn thấy con trưởng thành, siêng năng học tập chị vui lắm, con trai lớn Lê Mo Diễn, sinh năm 1990 là học sinh xuất sắc suốt 12 năm học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh và được cử tuyển vào Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Con Lê Mo Thị Dung, sinh năm 1993 vừa tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn và người con gái út Lê Mo Thị Diệu, sinh năm 1995 cũng đang học tại trường Đại học Quy Nhơn.
Chị Hờ Bá Thị Tem Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Hội nhận xét: Người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vì cuộc sống quá khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng chị Lê Mo Thị Hạnh thì khác, mặc dù cuộc sống gia đình chị còn rất nhiều khó khăn, vất vả, chị đã tạo động lực để các con chị được đi học đến nơi đến chốn, gia đình chị là tấm gương sáng để nhiều chị em trên địa bàn xã noi theo.
Chị chia sẻ: “Bản thân chị không biết chữ nên thiệt thòi đủ mọi việc, muốn làm gì cũng khó khăn. Nếu hoàn cảnh như thế này mãi thì các con chị sau này chẳng bao giờ đổi đời được. Bàn đi tính lại, cuối cùng chị bàn bạc với chồng quyết định chỉ có học thì các con mới cải thiện được cuộc sống. Từ đó, cho dù khó khăn, cực khổ đến mấy, vợ chồng chị cũng cố gắng nuôi các con ăn học nên người”.
Với ý chí vượt khó, vợ chồng chị quyết tâm chăm chỉ trồng mía, sắn, nuôi thêm trâu, bò, làm thuê làm mướn để nuôi các con ăn học. Sau tháng năm dài miệt mài lao động cật lực và biết tính toán làm ăn, chi tiêu tằn tiện nên cuộc sống cũng dần dần được ổn định, các con đều được cắp sách tới trường cùng với bạn bè trang lứa. Chị luôn quan tâm, tạo điều kiện, động viên các con phải tự học, tự tìm tòi, cố gắng vươn lên để cái nghèo không đeo bám. Đáp lại công lao sinh thành, dưỡng dục và sự cần lao của cha mẹ, các con chị đều ra sức học tập, ngày đêm miệt mài đèn sách cho dù hoàn cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, bữa cơm nhiều lúc chỉ có sắn với ngô nhưng gia đình chị lúc nào cũng đầm ấm, đầy ấp tiếng cười. Lần lượt các con được cử tuyển và thi đậu vào các trường đại học chị vui sướng, tự hào vô hạn nhưng niềm vui sướng tự hào bao nhiêu thì cũng đồng nghĩa với gánh nặng trên đôi vai của vợ chồng chị càng nặng trĩu bấy nhiêu. Chị chắt chiu gom góp từng đồng rồi vay mượn nhiều nơi lên đến cả 100 triệu đồng để có tiền lo cho 3 đứa con học đại học. Chị tâm sự “Mình ở nhà đói còn có rau có sắn mà ăn, chứ các con ở xa nhà cái gì cũng phải mua nên phải có tiền, mỗi lần con goi điện về là chị phải cố gắng xoay sở có tiền để gửi cho con có cái ăn, cái mặc”.
Giờ đây cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn thấy con trưởng thành, siêng năng học tập chị vui lắm, con trai lớn Lê Mo Diễn, sinh năm 1990 là học sinh xuất sắc suốt 12 năm học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh và được cử tuyển vào Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Con Lê Mo Thị Dung, sinh năm 1993 vừa tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn và người con gái út Lê Mo Thị Diệu, sinh năm 1995 cũng đang học tại trường Đại học Quy Nhơn.
Chị Hờ Bá Thị Tem Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Hội nhận xét: Người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vì cuộc sống quá khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng chị Lê Mo Thị Hạnh thì khác, mặc dù cuộc sống gia đình chị còn rất nhiều khó khăn, vất vả, chị đã tạo động lực để các con chị được đi học đến nơi đến chốn, gia đình chị là tấm gương sáng để nhiều chị em trên địa bàn xã noi theo.
THU HUYÊN