Chị Hường làm kinh tế giỏi
- Thứ tư - 30/09/2020 07:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chị Lê Thị Bích Hường sinh năm 1968 là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Sơn- xã Sông Hinh- huyện Sông Hinh là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Từ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, gia đình chị thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Sau nhiều năm lam lũ, vất vả, bằng ý chí và nghị lực của mình, năm 2002, qua tổ chức Hội phụ nữ của xã, chị Hường mạnh dạn vay 50 triệu đồng để phát triển chăn nuôi. Từ nguồn vốn, chị đầu tư đào ao thả cá và chăn nuôi gà vịt.
Với gần 1 nghìn con cá giống các loại, 200 gà, vịt con ban đầu, chị Hương tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trên sách báo và tham gia các lớp tập huấn nuôi cá nước ngọt, vừa làm, chị vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm. Không phụ những cố gắng đó, việc chăn nuôi của gia đình chị gặp nhiều thuận lợi.
Chị Hường tâm sự: “Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện vay vốn của cấp Hội phụ nữ, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chính là cách làm giúp chị vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống gia đình”.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, gia đình chị đã phát triển nuôi lợn giống địa phương, sức đề kháng tốt, giá trị kinh tế cao. Hệ thống chuồng trại được gia đình chị xây dựng kiên cố, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trung bình mỗi năm gia đình chị nuôi 6 - 8 con lợn nái, mỗi con đẻ 10 - 14 con/lứa, khi đạt trọng lượng từ 10 - 15kg thì xuất bán. Từ đầu năm đến nay, gia đình chị xuất ra thị trường 10 tạ lợn với giá 130.000 đồng/kg lợn hơi.
Chị Lê Thị Bích Hường chia sẻ thêm: “Thời gian qua, trong khi nhiều hộ nông dân dừng chăn nuôi lợn vì dịch lợn tả châu Phi, giá con giống đắt, nhưng tôi vẫn bám trụ, kiên trì chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế gia đình. Để đảm bảo chất lượng thịt thơm, ngon, tôi không nuôi tăng trọng, tận dụng các loại thức ăn sẵn có như: ngô, sắn, chuối… để giảm chi phí. Vì vậy, lợn của gia đình được người tiêu dùng tin tưởng, bán ra thị trường với giá thành ổn định. Ngoài ra, tôi còn trồng 6ha cao su, sắn và lúa bắp, đậu phụng, đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gia cầm…”.
Hiện nay, với gần 1 ha mặt nước ao hồ, chị chủ yếu thả nuôi các loại cá trắm, mè, rôphi..., cho thu nhập gần 2 tấn cá/năm. Ngoài ra, để tạo vòng chăn nuôi khép kín, tận dụng nguồn thức ăn, chị Hường còn tăng gia sản xuất hơn 9 sào ruộng, 3 sào bắp, đậu phụng... Từ mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình chị Hường thu về từ 150-200 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài nuôi gà, thả cá, chị Hường còn học hỏi kinh nghiệm cách ấp trứng để tận dụng nguồn giống của chính gia đình mình. Chị đã đầu tư máy ấp trứng để ấp trứng lấy con giống, trước hết là để cung cấp cho gia đình tự chủ về nguồn giống sau đó chị xuất ra thị trường, với mỗi lứa, chị thu về khoảng 12 triệu đồng từ con giống.
Được xã tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình chị chuyển đổi diện tích kém chất lượng sang trồng 6ha cao su, sắn, lúa bắp và đậu phụng. Cao su đã cho thu hoạch, mỗi ngày gia đình chị cạo mủ khoảng 600.000 đồng. Ngoài ra, gia đình chị còn đầu tư đào1ha ao thả cá các loại. Sau một năm, gia đình chị đã thu hoạch và bán ra thị trường với giá 60.000 -70.000 đồng/kg.
Chị Đặng Thị Duân – Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Hòa Sơn- xã Sông Hinh cho biết: “Chị Hường không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác Hội mà còn chăm chỉ, cần cù trong phát triển kinh tế. Mô hình chăn nuôi, trồng trọt của gia đình chị đem lại thu nhập cao. Đây là điển hình về phát triển kinh tế để phụ nữ trong xã học tập, noi theo. Cùng với đó, chị còn thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật trồng chè, chăn nuôi cho các hội viên nghèo trong chi hội, giúp các hộ từng bước vươn lên thoát nghèo”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, suốt hơn 20 năm qua, chị Hường còn là một hội viên Phụ nữ nhiệt tình, năng nổ luôn đi đầu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong Chi hội “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy truyền thống phụ nữ “Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang”... Mặt khác, chị còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất cho các chị em, kêu gọi chị em giữ gìn vệ sinh thôn làng, đóng góp tiền vào quỹ để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn...
Biết vận dụng lợi thế của địa phương cộng với sự cần cù, ham học hỏi, chị Lê Thị Bích Hường đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu. Đồng thời, chị cũng đã khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, làm đẹp thêm hình ảnh người phụ nữ nông thôn./.
Ngọc Ly
Sau nhiều năm lam lũ, vất vả, bằng ý chí và nghị lực của mình, năm 2002, qua tổ chức Hội phụ nữ của xã, chị Hường mạnh dạn vay 50 triệu đồng để phát triển chăn nuôi. Từ nguồn vốn, chị đầu tư đào ao thả cá và chăn nuôi gà vịt.
Với gần 1 nghìn con cá giống các loại, 200 gà, vịt con ban đầu, chị Hương tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trên sách báo và tham gia các lớp tập huấn nuôi cá nước ngọt, vừa làm, chị vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm. Không phụ những cố gắng đó, việc chăn nuôi của gia đình chị gặp nhiều thuận lợi.
Chị Hường tâm sự: “Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện vay vốn của cấp Hội phụ nữ, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chính là cách làm giúp chị vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống gia đình”.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, gia đình chị đã phát triển nuôi lợn giống địa phương, sức đề kháng tốt, giá trị kinh tế cao. Hệ thống chuồng trại được gia đình chị xây dựng kiên cố, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trung bình mỗi năm gia đình chị nuôi 6 - 8 con lợn nái, mỗi con đẻ 10 - 14 con/lứa, khi đạt trọng lượng từ 10 - 15kg thì xuất bán. Từ đầu năm đến nay, gia đình chị xuất ra thị trường 10 tạ lợn với giá 130.000 đồng/kg lợn hơi.
Chị Lê Thị Bích Hường chia sẻ thêm: “Thời gian qua, trong khi nhiều hộ nông dân dừng chăn nuôi lợn vì dịch lợn tả châu Phi, giá con giống đắt, nhưng tôi vẫn bám trụ, kiên trì chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế gia đình. Để đảm bảo chất lượng thịt thơm, ngon, tôi không nuôi tăng trọng, tận dụng các loại thức ăn sẵn có như: ngô, sắn, chuối… để giảm chi phí. Vì vậy, lợn của gia đình được người tiêu dùng tin tưởng, bán ra thị trường với giá thành ổn định. Ngoài ra, tôi còn trồng 6ha cao su, sắn và lúa bắp, đậu phụng, đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gia cầm…”.
Hiện nay, với gần 1 ha mặt nước ao hồ, chị chủ yếu thả nuôi các loại cá trắm, mè, rôphi..., cho thu nhập gần 2 tấn cá/năm. Ngoài ra, để tạo vòng chăn nuôi khép kín, tận dụng nguồn thức ăn, chị Hường còn tăng gia sản xuất hơn 9 sào ruộng, 3 sào bắp, đậu phụng... Từ mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình chị Hường thu về từ 150-200 triệu đồng mỗi năm.
Được xã tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình chị chuyển đổi diện tích kém chất lượng sang trồng 6ha cao su, sắn, lúa bắp và đậu phụng. Cao su đã cho thu hoạch, mỗi ngày gia đình chị cạo mủ khoảng 600.000 đồng. Ngoài ra, gia đình chị còn đầu tư đào1ha ao thả cá các loại. Sau một năm, gia đình chị đã thu hoạch và bán ra thị trường với giá 60.000 -70.000 đồng/kg.
Chị Đặng Thị Duân – Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Hòa Sơn- xã Sông Hinh cho biết: “Chị Hường không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác Hội mà còn chăm chỉ, cần cù trong phát triển kinh tế. Mô hình chăn nuôi, trồng trọt của gia đình chị đem lại thu nhập cao. Đây là điển hình về phát triển kinh tế để phụ nữ trong xã học tập, noi theo. Cùng với đó, chị còn thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật trồng chè, chăn nuôi cho các hội viên nghèo trong chi hội, giúp các hộ từng bước vươn lên thoát nghèo”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, suốt hơn 20 năm qua, chị Hường còn là một hội viên Phụ nữ nhiệt tình, năng nổ luôn đi đầu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong Chi hội “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy truyền thống phụ nữ “Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang”... Mặt khác, chị còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất cho các chị em, kêu gọi chị em giữ gìn vệ sinh thôn làng, đóng góp tiền vào quỹ để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn...
Biết vận dụng lợi thế của địa phương cộng với sự cần cù, ham học hỏi, chị Lê Thị Bích Hường đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu. Đồng thời, chị cũng đã khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, làm đẹp thêm hình ảnh người phụ nữ nông thôn./.
Ngọc Ly