HỖ TRỢ PHỤ NỮ KHỞI NGHIỆP TỪ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
- Thứ ba - 22/08/2023 10:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, nơi đây có nhiều địa điểm đẹp mang giá trị sinh thái cao, cùng với văn hoá làng chài phong phú và những sản phẩm bản địa riêng có…Mong muốn khai thác một cách hiệu quả triển vọng đó, với sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Hội LHPN tỉnh triển khai Dự án “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế tài chính mới cho hoạt động bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến”, với mục tiêu tạo cơ chế tài chính bền vững thông qua dịch vụ du lịch cộng đồng, từ đó có nguồn tài chính hỗ trợ lại hoạt động bảo vệ rạn san hô Hòn Yến và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Các hoạt động khuyến khích, hướng dẫn người dân làm du lịch cộng đồng
Từ kết quả giai đoạn 1 của Dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô” do Hội nông dân chủ trì, Tổ hợp tác xã dịch vụ - sinh thái Hòn Yến (Tổ hợp tác) đã được thành lập nhưng các thành viên còn lúng túng, chưa phát huy hiệu quả. Thực hiện giai đoạn 2, Hội LHPN tỉnh kết nối với các chuyên gia, thành lập Ban quản lý có sự tham gia của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch cộng đồng. Ban quản lý tiến hành rà soát, đánh giá phương thức hoạt động của Tổ hợp tác, khảo sát và tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, cùng ăn, cùng ở với một số hộ dân để tìm hiểu thế mạnh và những hạn chế, khó khăn trong tổ chức du lịch cộng đồng. Trên cơ sở kết quả rà soát đánh giá tổng thể, Hội LHPN tỉnh hướng dẫn Tổ hợp tác hình thành một chuỗi trong khâu kết nối, tiếp nhận, thực hiện tour du lịch. Đồng thời tổ chức các cuộc họp kỹ thuật kết hợp tập huấn, thực hành thực tế nâng cao năng lực và phát huy triệt để thế mạnh du lịch bản địa. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh cũng đã huy động một số nguồn lực khác để gắn kết du lịch cộng đồng với tuyên truyền hạn chế rác thải nhựa và hạn chế rác thải đại dương, như tổ chức cho người dân vẽ tranh bích họa, vận động các hộ kinh doanh hạn chế sử dụng túi ni lông, thay thế sản phẩm thân thiện với môi trường, tặng các thùng đựng rác đặt tại một số vị trí phát sinh nhiều rác thải...Hướng dẫn hình thành các nhóm cộng đồng như: Nhóm hướng dẫn viên gồm những người có khả năng tiếp xúc, hướng dẫn; Nhóm bảo tồn gồm các hộ dân nuôi tôm hùm, chèo thuyền thúng, trong khi du khách trải nghiệm chèo thuyền thúng để ngắm san hô và nghe kể chuyện nuôi tôm hùm, nhóm bảo tồn kết hợp tuyên truyền du khách không dẫm đạp san hô, không vứt rác xuống biển...; Nhóm dịch vụ gồm các hộ làm bún, làm yến sào, nấu ăn, homestay; Nhóm Truyền thống gồm các hộ dân làm nghề lâu năm như đan lưới cước, đánh bắt cá, làm yến sào, làm cá khô, mực một nắng, nước mắm và bán hàng ăn. Trong các chuyến đi thực tế, các chuyên gia đã phát hiện một số hộ dân làm nông nghiệp để vận động họ tham gia Nhóm nông nghiệp gồm các hộ dân có vườn sơ ri, vườn hoa và trồng rau sạch. Ban quản lý dự án cũng đã kết nối tổ chức tour học tập kinh nghiệm các địa phương tổ chức du lịch cộng đồng thành công ở xã Hoà Bắc - Nam Ô, thành phố Đà Nẵng và xã Cẩm Thanh, tỉnh Quảng Nam, cùng với tổ chức một tour thí điểm “Nhịp sống Hòn Yến” để bà con thực hành và áp dụng một cách sinh động, phù hợp du lịch cộng đồng tại Hòn Yến
Những bước đi đầu tiên
Từ khi mới thành lập, Tổ hợp tác chỉ có 15 thành viên, đến nay có gần 40 thành viên tham gia. Tổ hợp tác xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Nhóm cộng đồng phù hợp với công việc của từng thành viên. Tổ chức tuyên truyền và truyền thông trên mạng xã hội, tiếp nhận, đón và tiếp khách. Sau tour du lịch thí điểm “Nhịp sống Hòn Yến” do Hội LHPN tỉnh tổ chức với rất nhiều trải nghiệm, khách về nhà chị Huỳnh Thị Kim On, thành viên Nhóm dịch vụ để ăn cơm trưa. Trong khi chờ cơm, khách vây quanh chị On dưới bóng mát vườn xoài xem và nghe chị kể chuyện vá lưới cước. Trong buổi rút kinh nghiệm, khách và chuyên gia đánh giá bữa trưa chưa thật sự hài lòng. Chị On thật thà: Tôi đã lo lắng rất nhiều là phải nấu sao cho khách vừa lòng, ông xã bảo phải nấu sang chứ không là khách chê, vậy nên tôi cố công nấu nhiều đạm. Khi được hỏi, hàng ngày chị thường ăn những món gì? chị On cho biết: Chúng tôi ăn các món ăn dân dã như cá cơm ngần nấu cháo, rong mứt nấu canh tôm…“Vậy sao chị không nấu mấy món đó cho khách ?” chị mới vỡ lẽ: khách họ yêu thích được ăn những món ăn rất đời thường, dân dã mà như chị nói: “Mấy món đó mình ăn hoài, ai mà thèm !”
Qua các chuyến đi thực tế, Hội LHPN tỉnh được người dân giới thiệu hộ chị Trương Thị Tuyết Nhung có vườn rơ ri 17 năm tuổi với hơn 140 gốc cổ thụ rất đẹp, Hội đã đề nghị Tổ hợp tác đưa địa điểm này vào tour để giới thiệu cho khách. Trước kia gia đình chị Nhung chỉ bán lẻ trái rơ ri và ngâm rượu. Từ ngày có khách đến tham quan và được hướng dẫn, chị Nhung đón và giới thiệu cho khách công việc trồng và thu hoạch sơ ri, khách mua trái sơ ri có thể hái và làm mứt sơ ri ngay tại vườn. Ngay cả những người dân trong xã cũng bất ngờ "giờ mới biết xã mình có vườn sơ ri đẹp như thế !". Giờ đây chị Nhung đã nhiệt tình tham gia thành viên Nhóm nông nghiệp, chị đầu tư kỹ hơn cho vườn sơ ri và thu nhập của gia đình chị cũng tăng đáng kể.
Những dự kiến trong tương lai
Chị Lê Thị Trà My, chuyên gia du lịch cộng đồng vui vẻ bộc bạch: “Trước đây tôi phải giới thiệu, thuyết phục nhiều lần thì mới có người dân Nhơn Hội tham gia du lịch cộng đồng, thì bây giờ thấy tôi đến một số bà con chủ động đề nghị được tham gia”. Ngay sau khi tour du lịch thí điểm kết thúc, trong buổi tập huấn cho những chuyến du lịch tiếp theo, chị Hồ Thị Bích Vân Nhóm hướng dẫn viên nhận được cuộc gọi và vui mừng thông báo cho Tổ trưởng tổ thuyền thúng có một đoàn đăng ký đặt tour đi thuyền thúng ngắm san hô và nghe kể chuyện nuôi tôm hùm, Tổ trưởng tổ thuyền thúng lập tức phân công thành viên đón khách. Sự tự tin và phối hợp nhịp nhàng để thấy được người dân Nhơn Hội làm du lịch cộng đồng bây giờ đã thuần thục và bài bản hơn rất nhiều.
Từ chỗ chưa mặn mà tham gia du lịch cộng đồng, giờ đây Tổ hợp tác đã rất tự hào với các sản phẩm du lịch của địa phương mình, họ mạnh dạn đầu tư mọi thứ để các sản phẩm du lịch của họ chuyên nghiệp hơn. Mới đây các thành viên đóng góp kinh phí mua 12 chiếc xe đạp cho khách thuê, góp phần giảm việc di chuyển bằng các phương tiện sử dụng nhiên liệu khác. Khi mà Tổ hợp tác nhận được ngày càng nhiều các cuộc liên lạc đặt tour, Hội LHN tỉnh tiếp tục huy động nguồn lực để hỗ trợ du lịch cộng đồng Hòn Yến. Xây dựng đường hoa dẫn xuống Hòn Yến, thành lập trạm xe đạp điện…là những dự định sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm tạo điểm nhấn cho du khách khi đến với Hòn Yến, để không chỉ góp phần mang lại sinh kế bền vững cho người dân ngay chính quê hương mình mà còn giúp họ tạo dựng quỹ bảo tồn rạn san hô quý hiếm và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Các hoạt động khuyến khích, hướng dẫn người dân làm du lịch cộng đồng
Từ kết quả giai đoạn 1 của Dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô” do Hội nông dân chủ trì, Tổ hợp tác xã dịch vụ - sinh thái Hòn Yến (Tổ hợp tác) đã được thành lập nhưng các thành viên còn lúng túng, chưa phát huy hiệu quả. Thực hiện giai đoạn 2, Hội LHPN tỉnh kết nối với các chuyên gia, thành lập Ban quản lý có sự tham gia của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch cộng đồng. Ban quản lý tiến hành rà soát, đánh giá phương thức hoạt động của Tổ hợp tác, khảo sát và tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, cùng ăn, cùng ở với một số hộ dân để tìm hiểu thế mạnh và những hạn chế, khó khăn trong tổ chức du lịch cộng đồng. Trên cơ sở kết quả rà soát đánh giá tổng thể, Hội LHPN tỉnh hướng dẫn Tổ hợp tác hình thành một chuỗi trong khâu kết nối, tiếp nhận, thực hiện tour du lịch. Đồng thời tổ chức các cuộc họp kỹ thuật kết hợp tập huấn, thực hành thực tế nâng cao năng lực và phát huy triệt để thế mạnh du lịch bản địa. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh cũng đã huy động một số nguồn lực khác để gắn kết du lịch cộng đồng với tuyên truyền hạn chế rác thải nhựa và hạn chế rác thải đại dương, như tổ chức cho người dân vẽ tranh bích họa, vận động các hộ kinh doanh hạn chế sử dụng túi ni lông, thay thế sản phẩm thân thiện với môi trường, tặng các thùng đựng rác đặt tại một số vị trí phát sinh nhiều rác thải...Hướng dẫn hình thành các nhóm cộng đồng như: Nhóm hướng dẫn viên gồm những người có khả năng tiếp xúc, hướng dẫn; Nhóm bảo tồn gồm các hộ dân nuôi tôm hùm, chèo thuyền thúng, trong khi du khách trải nghiệm chèo thuyền thúng để ngắm san hô và nghe kể chuyện nuôi tôm hùm, nhóm bảo tồn kết hợp tuyên truyền du khách không dẫm đạp san hô, không vứt rác xuống biển...; Nhóm dịch vụ gồm các hộ làm bún, làm yến sào, nấu ăn, homestay; Nhóm Truyền thống gồm các hộ dân làm nghề lâu năm như đan lưới cước, đánh bắt cá, làm yến sào, làm cá khô, mực một nắng, nước mắm và bán hàng ăn. Trong các chuyến đi thực tế, các chuyên gia đã phát hiện một số hộ dân làm nông nghiệp để vận động họ tham gia Nhóm nông nghiệp gồm các hộ dân có vườn sơ ri, vườn hoa và trồng rau sạch. Ban quản lý dự án cũng đã kết nối tổ chức tour học tập kinh nghiệm các địa phương tổ chức du lịch cộng đồng thành công ở xã Hoà Bắc - Nam Ô, thành phố Đà Nẵng và xã Cẩm Thanh, tỉnh Quảng Nam, cùng với tổ chức một tour thí điểm “Nhịp sống Hòn Yến” để bà con thực hành và áp dụng một cách sinh động, phù hợp du lịch cộng đồng tại Hòn Yến
Những bước đi đầu tiên
Từ khi mới thành lập, Tổ hợp tác chỉ có 15 thành viên, đến nay có gần 40 thành viên tham gia. Tổ hợp tác xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Nhóm cộng đồng phù hợp với công việc của từng thành viên. Tổ chức tuyên truyền và truyền thông trên mạng xã hội, tiếp nhận, đón và tiếp khách. Sau tour du lịch thí điểm “Nhịp sống Hòn Yến” do Hội LHPN tỉnh tổ chức với rất nhiều trải nghiệm, khách về nhà chị Huỳnh Thị Kim On, thành viên Nhóm dịch vụ để ăn cơm trưa. Trong khi chờ cơm, khách vây quanh chị On dưới bóng mát vườn xoài xem và nghe chị kể chuyện vá lưới cước. Trong buổi rút kinh nghiệm, khách và chuyên gia đánh giá bữa trưa chưa thật sự hài lòng. Chị On thật thà: Tôi đã lo lắng rất nhiều là phải nấu sao cho khách vừa lòng, ông xã bảo phải nấu sang chứ không là khách chê, vậy nên tôi cố công nấu nhiều đạm. Khi được hỏi, hàng ngày chị thường ăn những món gì? chị On cho biết: Chúng tôi ăn các món ăn dân dã như cá cơm ngần nấu cháo, rong mứt nấu canh tôm…“Vậy sao chị không nấu mấy món đó cho khách ?” chị mới vỡ lẽ: khách họ yêu thích được ăn những món ăn rất đời thường, dân dã mà như chị nói: “Mấy món đó mình ăn hoài, ai mà thèm !”
Qua các chuyến đi thực tế, Hội LHPN tỉnh được người dân giới thiệu hộ chị Trương Thị Tuyết Nhung có vườn rơ ri 17 năm tuổi với hơn 140 gốc cổ thụ rất đẹp, Hội đã đề nghị Tổ hợp tác đưa địa điểm này vào tour để giới thiệu cho khách. Trước kia gia đình chị Nhung chỉ bán lẻ trái rơ ri và ngâm rượu. Từ ngày có khách đến tham quan và được hướng dẫn, chị Nhung đón và giới thiệu cho khách công việc trồng và thu hoạch sơ ri, khách mua trái sơ ri có thể hái và làm mứt sơ ri ngay tại vườn. Ngay cả những người dân trong xã cũng bất ngờ "giờ mới biết xã mình có vườn sơ ri đẹp như thế !". Giờ đây chị Nhung đã nhiệt tình tham gia thành viên Nhóm nông nghiệp, chị đầu tư kỹ hơn cho vườn sơ ri và thu nhập của gia đình chị cũng tăng đáng kể.
Những dự kiến trong tương lai
Chị Lê Thị Trà My, chuyên gia du lịch cộng đồng vui vẻ bộc bạch: “Trước đây tôi phải giới thiệu, thuyết phục nhiều lần thì mới có người dân Nhơn Hội tham gia du lịch cộng đồng, thì bây giờ thấy tôi đến một số bà con chủ động đề nghị được tham gia”. Ngay sau khi tour du lịch thí điểm kết thúc, trong buổi tập huấn cho những chuyến du lịch tiếp theo, chị Hồ Thị Bích Vân Nhóm hướng dẫn viên nhận được cuộc gọi và vui mừng thông báo cho Tổ trưởng tổ thuyền thúng có một đoàn đăng ký đặt tour đi thuyền thúng ngắm san hô và nghe kể chuyện nuôi tôm hùm, Tổ trưởng tổ thuyền thúng lập tức phân công thành viên đón khách. Sự tự tin và phối hợp nhịp nhàng để thấy được người dân Nhơn Hội làm du lịch cộng đồng bây giờ đã thuần thục và bài bản hơn rất nhiều.
Từ chỗ chưa mặn mà tham gia du lịch cộng đồng, giờ đây Tổ hợp tác đã rất tự hào với các sản phẩm du lịch của địa phương mình, họ mạnh dạn đầu tư mọi thứ để các sản phẩm du lịch của họ chuyên nghiệp hơn. Mới đây các thành viên đóng góp kinh phí mua 12 chiếc xe đạp cho khách thuê, góp phần giảm việc di chuyển bằng các phương tiện sử dụng nhiên liệu khác. Khi mà Tổ hợp tác nhận được ngày càng nhiều các cuộc liên lạc đặt tour, Hội LHN tỉnh tiếp tục huy động nguồn lực để hỗ trợ du lịch cộng đồng Hòn Yến. Xây dựng đường hoa dẫn xuống Hòn Yến, thành lập trạm xe đạp điện…là những dự định sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm tạo điểm nhấn cho du khách khi đến với Hòn Yến, để không chỉ góp phần mang lại sinh kế bền vững cho người dân ngay chính quê hương mình mà còn giúp họ tạo dựng quỹ bảo tồn rạn san hô quý hiếm và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Theo Bản tin Phụ Nữ Phú Yên quý III/2023