Tấm gương phụ nữ vượt khó thoát nghèo
- Thứ hai - 08/10/2018 09:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hơn 2 năm qua, ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm đến chiều tối, chị Nguyễn Thị Kim Oanh , thôn Tân Yên- xã EaLy- huyện Sông Hinh, luôn cặm cụi chăm sóc cho bầy thỏ, đàn dê, gốc tiêu, mảnh vườn. Ðây là nguồn thu nhập chính của gia đình, từ mô hình này đã giúp gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết, chị lập gia đình năm 1990 và 4 đứa con lần lượt ra đời. Hai vợ chồng luôn chí thú lao động sản xuất, anh vừa làm rẫy thuê, vừa chăn nuôi, còn chị làm tất cả mọi nghề: buôn thúng, bán bưng, làm thuê để sinh sống và nuôi con ăn học. Thế nhưng cái nghèo cứ đeo bám gia đình chị mãi, vì anh, chị không nghề, không vốn, con còn nhỏ trong tuổi ăn học, kinh tế rất khó khăn, làm không đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và gia đình chị Oanh thuộc diện hộ nghèo của xã. Và cuộc sống của vợ chồng chị không biết khi nào mới khấm khá lên được.
Ðến năm 2015, chị được người chị được Hội phụ nữ thôn hỗ trợ một cặp thỏ giống để phát triển kinh tế, từ nguồn vốn ban đầu, đến nay, đàn thỏ của gia đình chị lên đến 20 cặp, nhờ có nguồn vốn từ bán thỏ giống, gia đình chăn nuôi thêm dê, bò và 2 ha tiêu.
Chị Oanh chia sẻ: “Cuộc sống không ai muốn chịu cảnh nghèo khó, nhưng không vì thế mà mình buông xuôi, bỏ mặc. Bản thân mình còn sức khoẻ, còn có thể lao động thì mình phải cố gắng vượt qua khó khăn để con cái được học hành, nhờ có Hội Phụ nữ giúp đỡ mà cuộc sống của gia đình tôi giờ đã đỡ hơn, tôi tự hứa với mình rằng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để cuộc sống khá giả hơn, không phụ lòng giúp đỡ của các chị trong Hội”. Có được thành quả này là do sự phấn đấu của bản thân và sự động viên giúp đỡ của gia đình, đặc biệt là Hội phụ nữ các cấp đã tạo điều kiện cho chị được tiếp cận với các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Mặt khác chị thường xuyên tìm tòi học hỏi, tích lũy trau dồi kinh nghiệm qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Theo chị Oanh: Để đàn thỏ, dê được khoẻ mạnh, phát triển tốt cần chú trọng về chất lượng con giống, kỹ thuật chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí chị còn tự trồng cỏ, để có thức ăn hằng ngày cho dê, thỏ. Từ mô hình trồng trọt và chăn nuôi của gia đình chị…. Đã cho thu nhập hàng năm khoảng 60 triệu đồng, đây mới chỉ là nguồn thu nhập nhỏ, nhưng cũng đã giúp cho gia đình chị bớt khó khăn, vất vả hơn, con cái có điều kiện học hành hơn. Giờ đây, cuộc sống gia đình chị đã thực sự thoát nghèo, không còn ám ảnh cảnh thiếu ăn từng bữa.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Vân- Chi hội trưởng Hội phụ nữ Thôn Tân Yên- xã EaLy cho biết: Phụ nữ chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung một đặc điểm là cần cù, chịu khó, quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng chính đôi tay và sức lực của mình, chứ không ỉ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội. Chị Oanh là tấm gương điển hình về phong trào phụ nữ vượt khó để mọi người học hỏi”.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, hàng ngày chị còn chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, hàng năm đều đạt gia đình văn hóa. Chị là hội viên năng động, nhiệt tình và là tấm gương sáng để chị em noi theo. Để phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương và sự quyết tâm chịu khó tự tìm hướng đi thích hợp trên chính mảnh vườn của mình, chị Oanh đã vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Không chỉ đảm đang với vai trò là một người vợ, một người mẹ, chị Oanh thực sự là một người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Chị Nay Hờ Nhơn- Chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh cho biết, " Cùng với những hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vài năm trở lại đây, Hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp trong chị em bằng nhiều hình thức, mở các lớp tập huấn hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, cử chị em tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực… Nhờ đó, các mô hình kinh tế mới nổi do phụ nữ làm chủ cho thu nhập cao ngày càng nhiều, và nhờ thế trên địa bàn huyện hiện nay có rất nhiều mô hình do phụ nữ làm chủ đạt hiệu quả kinh tế cao”.
Với sự nỗ lực, cần cù trong phát triển kinh tế gia đình và những đóng góp tích cực của chị với những phong trào tại địa phương, chị Nguyễn Thị Kim Oanh luôn nhận được sự tín nhiệm, quý mến của bà con trong thôn và xứng đáng là một tấm gương sáng để chị em phụ nữ trong thôn, trong xã học tập và làm theo./.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết, chị lập gia đình năm 1990 và 4 đứa con lần lượt ra đời. Hai vợ chồng luôn chí thú lao động sản xuất, anh vừa làm rẫy thuê, vừa chăn nuôi, còn chị làm tất cả mọi nghề: buôn thúng, bán bưng, làm thuê để sinh sống và nuôi con ăn học. Thế nhưng cái nghèo cứ đeo bám gia đình chị mãi, vì anh, chị không nghề, không vốn, con còn nhỏ trong tuổi ăn học, kinh tế rất khó khăn, làm không đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và gia đình chị Oanh thuộc diện hộ nghèo của xã. Và cuộc sống của vợ chồng chị không biết khi nào mới khấm khá lên được.
Ðến năm 2015, chị được người chị được Hội phụ nữ thôn hỗ trợ một cặp thỏ giống để phát triển kinh tế, từ nguồn vốn ban đầu, đến nay, đàn thỏ của gia đình chị lên đến 20 cặp, nhờ có nguồn vốn từ bán thỏ giống, gia đình chăn nuôi thêm dê, bò và 2 ha tiêu.
Chị Oanh chia sẻ: “Cuộc sống không ai muốn chịu cảnh nghèo khó, nhưng không vì thế mà mình buông xuôi, bỏ mặc. Bản thân mình còn sức khoẻ, còn có thể lao động thì mình phải cố gắng vượt qua khó khăn để con cái được học hành, nhờ có Hội Phụ nữ giúp đỡ mà cuộc sống của gia đình tôi giờ đã đỡ hơn, tôi tự hứa với mình rằng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để cuộc sống khá giả hơn, không phụ lòng giúp đỡ của các chị trong Hội”. Có được thành quả này là do sự phấn đấu của bản thân và sự động viên giúp đỡ của gia đình, đặc biệt là Hội phụ nữ các cấp đã tạo điều kiện cho chị được tiếp cận với các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Mặt khác chị thường xuyên tìm tòi học hỏi, tích lũy trau dồi kinh nghiệm qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Theo chị Oanh: Để đàn thỏ, dê được khoẻ mạnh, phát triển tốt cần chú trọng về chất lượng con giống, kỹ thuật chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí chị còn tự trồng cỏ, để có thức ăn hằng ngày cho dê, thỏ. Từ mô hình trồng trọt và chăn nuôi của gia đình chị…. Đã cho thu nhập hàng năm khoảng 60 triệu đồng, đây mới chỉ là nguồn thu nhập nhỏ, nhưng cũng đã giúp cho gia đình chị bớt khó khăn, vất vả hơn, con cái có điều kiện học hành hơn. Giờ đây, cuộc sống gia đình chị đã thực sự thoát nghèo, không còn ám ảnh cảnh thiếu ăn từng bữa.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Vân- Chi hội trưởng Hội phụ nữ Thôn Tân Yên- xã EaLy cho biết: Phụ nữ chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung một đặc điểm là cần cù, chịu khó, quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng chính đôi tay và sức lực của mình, chứ không ỉ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội. Chị Oanh là tấm gương điển hình về phong trào phụ nữ vượt khó để mọi người học hỏi”.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, hàng ngày chị còn chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, hàng năm đều đạt gia đình văn hóa. Chị là hội viên năng động, nhiệt tình và là tấm gương sáng để chị em noi theo. Để phát huy tiềm năng lợi thế của quê hương và sự quyết tâm chịu khó tự tìm hướng đi thích hợp trên chính mảnh vườn của mình, chị Oanh đã vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Không chỉ đảm đang với vai trò là một người vợ, một người mẹ, chị Oanh thực sự là một người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Chị Nay Hờ Nhơn- Chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh cho biết, " Cùng với những hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vài năm trở lại đây, Hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp trong chị em bằng nhiều hình thức, mở các lớp tập huấn hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, cử chị em tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực… Nhờ đó, các mô hình kinh tế mới nổi do phụ nữ làm chủ cho thu nhập cao ngày càng nhiều, và nhờ thế trên địa bàn huyện hiện nay có rất nhiều mô hình do phụ nữ làm chủ đạt hiệu quả kinh tế cao”.
Với sự nỗ lực, cần cù trong phát triển kinh tế gia đình và những đóng góp tích cực của chị với những phong trào tại địa phương, chị Nguyễn Thị Kim Oanh luôn nhận được sự tín nhiệm, quý mến của bà con trong thôn và xứng đáng là một tấm gương sáng để chị em phụ nữ trong thôn, trong xã học tập và làm theo./.
Ngọc Ly