Trồng tre lục trúc lấy măng– mô hình làm giàu hiệu quả
- Thứ sáu - 07/06/2024 10:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với quyết tâm thoát khỏi sự đeo bám của đói nghèo, vợ chồng chị Ksơr H’Bên và anh Nay Y Na ở buôn Ly - xã EaTrol - huyện Sông Hinh đã quyết tâm chuyển đổi giống cây trồng, mô hình sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng.
Từ năm 2017 trở về trước, vợ chồng chị Ksơr H’Bên là một hộ nghèo của xã, vợ chồng chị bươn chải khắp nơi, xoay đủ thứ nghề kiếm sống nhưng vẫn không thoát được cảnh nghèo khó. Vốn đam mê làm vườn nên anh cũng không để vườn đất hoang hoá. Anh trồng đủ loại cây trên mảnh đất của mình. Đầu tiên là trồng sắn, mía, bơ, cao su nhưng không hiệu quả. Anh Y Na tâm sự: “Tôi luôn trăn trở, mình còn trẻ, có sức khoẻ lại rất nỗ lực nhưng sao cứ nghèo mãi. Tôi nghĩ ông trời không phụ lòng người nên tôi dành thời gian lên mạng tìm tòi xem trồng cây gì trên mảnh đất của mình để cho kinh tế cao”.
Bằng sự nỗ lực và quyết tâm, vợ chồng chị tìm hiểu rồi biết đến cây tre lục trúc. Tre lục trúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và được trồng rộng rãi trên đảo Đài Loan nên thường được gọi là tre Đài Loan. Khi măng mới nhú lên khỏi mặt đất là phải đào ngay, phần dưới còn 6 mắt tiếp tục phát triển thành 6 cây măng khác nên được gọi là măng lục trúc. Măng có thể chế biến thành nhiều món ăn như nộm, luộc, xào hay lẩu, nước luộc ngọt thanh, không bị đắng như loại măng khác nên được thị trường ưa chuộng. Với sự hiểu biết ban đầu, vợ chồng chị tìm về tận Bắc Giang mua giống đem về trồng thử. Đầu tiên chị chỉ dám bỏ ra 10 triệu đồng mua khoảng 150 cây. Thế nhưng do chưa hiểu hết quy trình phát triển của cây nên vợ chồng chị đã thất bại. Mặc dù vậy, vợ chồng chị vẫn quyết tâm khởi nghiệp từ trồng cây này. Và rồi, hai người tiếp tục ra Thái Nguyên mua tiếp cây giống về trồng. Lần này, cây không phụ người, cây phát triển nhanh, độ phủ rộng, cành trồng càng nhân lên, sau một năm anh đã thu lãi. Thấy hiệu quả cứ thế vợ chồng anh chị trồng thêm mỗi lúc một ít. Vừa trồng vừa nghe ngóng thị trường và học hỏi kinh nghiệm. Nhận thấy thị trường còn rộng lớn, cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu thế là anh mạnh dạn đầu tư trên diện tích rộng. Hiện nay mô hình của chị được mở rộng trên diện tích 2ha, mỗi ngày cho thu hoạch từ 10-20kg măng, măng tươi chưa bóc được bán khoảng 50.000 đồng/kg, đã bóc vỏ bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Ngoài việc lấy măng, các cành tre có thể được chiết làm cây giống. Mỗi cây có thể cho tới 7 đến 10 cây giống từ chiết cành. Mỗi cây giống có giá bán từ khoảng 70 đến 100 nghìn đồng. Mỗi ha cho thu hoạch 5 - 7 tấn/ năm, cho lãi từ 400 - 500 triệu đồng. Đồng thời, mô hình này đã giúp tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 8 -10 triệu/tháng.
Chị Ksơr H’Bên cho biết: “Từ khi phát triển mô hình trồng măng lục trúc, cuộc sống vợ chồng tôi khấm khá hơn nhiều, xây nhà cửa khang trang, có điều kiện cho con học hành tới nơi tới chốn. Trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất và tập trung xây dựng thương hiệu để sản phẩm của mình sẽ là một trong những sự lựa chọn của người tiêu dùng”.
Chị Hà Thị Thìn - chủ tịch Hội LHPN xã EaTrol cho biết “Mô hình trồng măng lục trúc của vợ chồng chị H’Bên phát triển khá ổn định, chị là một phụ nữ có hướng đi mới để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và gia đình. Ngoài phát triển kinh tế, chị còn tích cực tham gia các hoạt động của hội, giúp đỡ những phụ nữ không có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế”.
Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh Nguyễn Thị Ái Liên đánh giá rất cao về sự sáng tạo, nhạy bén của chị Ksor H’ Bên khi triển khai mô hình trồng tre lục trúc lấy măng tại địa bàn xã EaTrol. Dù chỉ mới được trồng hơn một năm nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những hiệu quả bước đầu mô hình này mang lại đang hứa hẹn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho hội viên phụ nữ trên địa bàn xã EaTrol, huyện Sông Hinh.
Từ năm 2017 trở về trước, vợ chồng chị Ksơr H’Bên là một hộ nghèo của xã, vợ chồng chị bươn chải khắp nơi, xoay đủ thứ nghề kiếm sống nhưng vẫn không thoát được cảnh nghèo khó. Vốn đam mê làm vườn nên anh cũng không để vườn đất hoang hoá. Anh trồng đủ loại cây trên mảnh đất của mình. Đầu tiên là trồng sắn, mía, bơ, cao su nhưng không hiệu quả. Anh Y Na tâm sự: “Tôi luôn trăn trở, mình còn trẻ, có sức khoẻ lại rất nỗ lực nhưng sao cứ nghèo mãi. Tôi nghĩ ông trời không phụ lòng người nên tôi dành thời gian lên mạng tìm tòi xem trồng cây gì trên mảnh đất của mình để cho kinh tế cao”.
Bằng sự nỗ lực và quyết tâm, vợ chồng chị tìm hiểu rồi biết đến cây tre lục trúc. Tre lục trúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và được trồng rộng rãi trên đảo Đài Loan nên thường được gọi là tre Đài Loan. Khi măng mới nhú lên khỏi mặt đất là phải đào ngay, phần dưới còn 6 mắt tiếp tục phát triển thành 6 cây măng khác nên được gọi là măng lục trúc. Măng có thể chế biến thành nhiều món ăn như nộm, luộc, xào hay lẩu, nước luộc ngọt thanh, không bị đắng như loại măng khác nên được thị trường ưa chuộng. Với sự hiểu biết ban đầu, vợ chồng chị tìm về tận Bắc Giang mua giống đem về trồng thử. Đầu tiên chị chỉ dám bỏ ra 10 triệu đồng mua khoảng 150 cây. Thế nhưng do chưa hiểu hết quy trình phát triển của cây nên vợ chồng chị đã thất bại. Mặc dù vậy, vợ chồng chị vẫn quyết tâm khởi nghiệp từ trồng cây này. Và rồi, hai người tiếp tục ra Thái Nguyên mua tiếp cây giống về trồng. Lần này, cây không phụ người, cây phát triển nhanh, độ phủ rộng, cành trồng càng nhân lên, sau một năm anh đã thu lãi. Thấy hiệu quả cứ thế vợ chồng anh chị trồng thêm mỗi lúc một ít. Vừa trồng vừa nghe ngóng thị trường và học hỏi kinh nghiệm. Nhận thấy thị trường còn rộng lớn, cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu thế là anh mạnh dạn đầu tư trên diện tích rộng. Hiện nay mô hình của chị được mở rộng trên diện tích 2ha, mỗi ngày cho thu hoạch từ 10-20kg măng, măng tươi chưa bóc được bán khoảng 50.000 đồng/kg, đã bóc vỏ bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Ngoài việc lấy măng, các cành tre có thể được chiết làm cây giống. Mỗi cây có thể cho tới 7 đến 10 cây giống từ chiết cành. Mỗi cây giống có giá bán từ khoảng 70 đến 100 nghìn đồng. Mỗi ha cho thu hoạch 5 - 7 tấn/ năm, cho lãi từ 400 - 500 triệu đồng. Đồng thời, mô hình này đã giúp tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 8 -10 triệu/tháng.
Chị Ksơr H’Bên cho biết: “Từ khi phát triển mô hình trồng măng lục trúc, cuộc sống vợ chồng tôi khấm khá hơn nhiều, xây nhà cửa khang trang, có điều kiện cho con học hành tới nơi tới chốn. Trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất và tập trung xây dựng thương hiệu để sản phẩm của mình sẽ là một trong những sự lựa chọn của người tiêu dùng”.
Chị Hà Thị Thìn - chủ tịch Hội LHPN xã EaTrol cho biết “Mô hình trồng măng lục trúc của vợ chồng chị H’Bên phát triển khá ổn định, chị là một phụ nữ có hướng đi mới để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và gia đình. Ngoài phát triển kinh tế, chị còn tích cực tham gia các hoạt động của hội, giúp đỡ những phụ nữ không có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế”.
Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Sông Hinh Nguyễn Thị Ái Liên đánh giá rất cao về sự sáng tạo, nhạy bén của chị Ksor H’ Bên khi triển khai mô hình trồng tre lục trúc lấy măng tại địa bàn xã EaTrol. Dù chỉ mới được trồng hơn một năm nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những hiệu quả bước đầu mô hình này mang lại đang hứa hẹn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho hội viên phụ nữ trên địa bàn xã EaTrol, huyện Sông Hinh.
Ngọc Ly