HỘI LHPN PHÚ YÊN: Quản lý tốt nguồn vốn ủy thác
- Thứ hai - 18/02/2019 13:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giúp hàng ngàn hộ phụ nữ thoát nghèo
Nắm vững nghiệp vụ quản lý vốn, bình xét cho vay đúng đối tượng, thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ vay, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho hội viên phụ nữ... Đó là những cách làm đồng bộ của Hội LHPN Phú Yên nhằm phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách.
Từ năm 2008, gia đình chị Nguyễn Thị Mùi ở thôn Liên Trì 1 (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa) đã vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Phú Yên (NHCSXH Phú Yên) để nuôi bò. Làm ăn hiệu quả, gia đình thoát nghèo, chị tiếp tục được vay vốn hộ cận nghèo và mới đây là vay vốn hộ mới thoát nghèo. Chị Mùi bộc bạch: “Là khách hàng “ruột” của NHCSXH Phú Yên, nhờ đồng vốn chính sách mà cuộc sống gia đình tôi cải thiện từng ngày. Để được như ngày hôm nay, tôi rất cảm ơn tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, cán bộ Hội Phụ nữ địa phương và NHCSXH Phú Yên đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ những khi gia đình khó khăn”.
Tiếp chúng tôi vào đầu giờ chiều, sau khi đi chăn bò về, chị Ksor Hờ Bốc ở buôn Trinh (xã Ea Bar, huyện Sông Hinh) vui vẻ cho biết gia đình chị có được như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực lao động còn có phần hỗ trợ rất lớn từ Chi hội Phụ nữ địa phương và nguồn vốn NHCSXH. Hờ Bốc kể, trước đây, nhà chị nghèo nhất nhì trong buôn. Những ngày đầu ra riêng, hai vợ chồng gặp khó khăn đủ thứ, nhà trống trước trống sau, bò không có, giếng nước cũng không; làm thuê làm mướn mãi mà không khá lên được. Cha mẹ thấy vậy thương tình cho miếng đất rẫy nhưng vợ chồng chị cũng không biết làm sao vì không có vốn.
“Một lần đi họp Chi hội Phụ nữ, được nghe các chị nói về nguồn vốn NHCSXH, tôi tò mò hỏi cho rõ rồi về bàn bạc với chồng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chúng tôi quyết định vay vốn làm ăn. Ban đầu chúng tôi vay 8 triệu đồng vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn về trồng sắn; sau đó được vay tiếp vốn hộ nghèo để nuôi bò. Bò mẹ đẻ bò con, sắn trên rẫy cũng cho thu hoạch, chúng tôi dần dần thoát khỏi cảnh khó”, Hờ Bốc nói. Giờ đây, ngoài 6 con bò và vài sào đất rẫy làm vốn, gia đình Hờ Bốc còn dựng được căn nhà sàn khang trang, sắm máy cày phục vụ sản xuất. Gia đình cũng đã thoát nghèo vào cuối năm vừa rồi.
Không riêng hộ chị Mùi, chị Hờ Bốc, thời gian qua, từ hoạt động nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách, Hội LHPN Phú Yên đã giúp hàng ngàn hộ nghèo, hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho người dân có vốn làm ăn, cải thiện đời sống, vươn lên phát triển kinh tế, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách
Theo Hội LHPN Phú Yên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần tích cực trong công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ của NHCSXH Phú Yên, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các cấp, ngành, các cấp Hội LHPN trong tỉnh còn tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp.
Cụ thể, Hội LHPN đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách tín dụng của Nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn với mục tiêu quản lý nguồn vốn mang tính hệ thống, khoa học, chặt chẽ; nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả; kịp thời ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực, xâm tiêu nguồn vốn. Hội phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện các hoạt động từ khâu xét đối tượng, giải ngân, thu hồi nợ vay, tập huấn… Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện các hoạt động dạy nghề, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho hội viên phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Ngoài ra, Hội LHPN còn đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vốn chính sách cho cán bộ Hội, tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về vị trí vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN trong việc hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo, xem đây là giải pháp hết sức quan trọng nhằm chuyển biến từ suy nghĩ đến hành động của tổ chức, cá nhân trong quá trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ông Đinh Trọng Hưng, Phó Giám đốc NHCSXH Phú Yên cho biết: Hội LHPN Phú Yên là đơn vị nhận ủy thác nhiều nhất so với các hội đoàn thể khác trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ ngân hàng ủy thác qua Hội LHPN Phú Yên gần 1.322 tỉ đồng, chiếm hơn 50% tổng dư nợ ủy thác cả tỉnh, tăng hơn 88 tỉ đồng so với cuối năm 2017 với 45.353 hộ còn dư nợ. Mặc dù vậy, vì một số nguyên nhân và trường hợp nhất định, đến nay, nợ quá hạn của các hộ vay vốn do Hội LHPN quản lý chiếm 0,27% tổng dư nợ, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.
Theo ông Hưng, thời gian tới, để khắc phục điều này, NHCSXH Phú Yên sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp Hội Phụ nữ và chính quyền cơ sở triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nâng cao ý thức trách nhiệm trả nợ, trả lãi của hộ vay. Phối hợp bình xét đối tượng vay vốn chặt chẽ, đúng đối tượng; hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Làm tốt nhiệm vụ kiểm tra giám sát, kiểm tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn đúng mục đích trong suốt quá trình vay vốn của hộ vay và chịu trách nhiệm đối với các trường hợp hộ vay sử dụng vốn sai mục đích nhưng không kiểm tra phát hiện, chấn chỉnh kịp thời. Theo dõi chặt chẽ, sâu sát đến từng tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay để nắm bắt thông tin, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các tiêu cực phát sinh...
Nắm vững nghiệp vụ quản lý vốn, bình xét cho vay đúng đối tượng, thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ vay, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho hội viên phụ nữ... Đó là những cách làm đồng bộ của Hội LHPN Phú Yên nhằm phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách.
Từ năm 2008, gia đình chị Nguyễn Thị Mùi ở thôn Liên Trì 1 (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa) đã vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Phú Yên (NHCSXH Phú Yên) để nuôi bò. Làm ăn hiệu quả, gia đình thoát nghèo, chị tiếp tục được vay vốn hộ cận nghèo và mới đây là vay vốn hộ mới thoát nghèo. Chị Mùi bộc bạch: “Là khách hàng “ruột” của NHCSXH Phú Yên, nhờ đồng vốn chính sách mà cuộc sống gia đình tôi cải thiện từng ngày. Để được như ngày hôm nay, tôi rất cảm ơn tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, cán bộ Hội Phụ nữ địa phương và NHCSXH Phú Yên đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ những khi gia đình khó khăn”.
Tiếp chúng tôi vào đầu giờ chiều, sau khi đi chăn bò về, chị Ksor Hờ Bốc ở buôn Trinh (xã Ea Bar, huyện Sông Hinh) vui vẻ cho biết gia đình chị có được như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực lao động còn có phần hỗ trợ rất lớn từ Chi hội Phụ nữ địa phương và nguồn vốn NHCSXH. Hờ Bốc kể, trước đây, nhà chị nghèo nhất nhì trong buôn. Những ngày đầu ra riêng, hai vợ chồng gặp khó khăn đủ thứ, nhà trống trước trống sau, bò không có, giếng nước cũng không; làm thuê làm mướn mãi mà không khá lên được. Cha mẹ thấy vậy thương tình cho miếng đất rẫy nhưng vợ chồng chị cũng không biết làm sao vì không có vốn.
Không riêng hộ chị Mùi, chị Hờ Bốc, thời gian qua, từ hoạt động nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách, Hội LHPN Phú Yên đã giúp hàng ngàn hộ nghèo, hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho người dân có vốn làm ăn, cải thiện đời sống, vươn lên phát triển kinh tế, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách
Theo Hội LHPN Phú Yên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần tích cực trong công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ của NHCSXH Phú Yên, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các cấp, ngành, các cấp Hội LHPN trong tỉnh còn tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp.
Cụ thể, Hội LHPN đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách tín dụng của Nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn với mục tiêu quản lý nguồn vốn mang tính hệ thống, khoa học, chặt chẽ; nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả; kịp thời ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực, xâm tiêu nguồn vốn. Hội phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện các hoạt động từ khâu xét đối tượng, giải ngân, thu hồi nợ vay, tập huấn… Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện các hoạt động dạy nghề, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho hội viên phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Ngoài ra, Hội LHPN còn đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vốn chính sách cho cán bộ Hội, tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về vị trí vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN trong việc hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo, xem đây là giải pháp hết sức quan trọng nhằm chuyển biến từ suy nghĩ đến hành động của tổ chức, cá nhân trong quá trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ông Đinh Trọng Hưng, Phó Giám đốc NHCSXH Phú Yên cho biết: Hội LHPN Phú Yên là đơn vị nhận ủy thác nhiều nhất so với các hội đoàn thể khác trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ ngân hàng ủy thác qua Hội LHPN Phú Yên gần 1.322 tỉ đồng, chiếm hơn 50% tổng dư nợ ủy thác cả tỉnh, tăng hơn 88 tỉ đồng so với cuối năm 2017 với 45.353 hộ còn dư nợ. Mặc dù vậy, vì một số nguyên nhân và trường hợp nhất định, đến nay, nợ quá hạn của các hộ vay vốn do Hội LHPN quản lý chiếm 0,27% tổng dư nợ, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.
Theo ông Hưng, thời gian tới, để khắc phục điều này, NHCSXH Phú Yên sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp Hội Phụ nữ và chính quyền cơ sở triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nâng cao ý thức trách nhiệm trả nợ, trả lãi của hộ vay. Phối hợp bình xét đối tượng vay vốn chặt chẽ, đúng đối tượng; hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Làm tốt nhiệm vụ kiểm tra giám sát, kiểm tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn đúng mục đích trong suốt quá trình vay vốn của hộ vay và chịu trách nhiệm đối với các trường hợp hộ vay sử dụng vốn sai mục đích nhưng không kiểm tra phát hiện, chấn chỉnh kịp thời. Theo dõi chặt chẽ, sâu sát đến từng tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay để nắm bắt thông tin, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các tiêu cực phát sinh...
LÊ HẢO
(Theo Bản tin Phụ nữ Phú Yên quý 1/2019)
(Theo Bản tin Phụ nữ Phú Yên quý 1/2019)