Hướng dẫn Triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027”
- Thứ năm - 09/11/2017 08:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
HỘI LHPN TỈNH PHÚ YÊN BAN THƯỜNG VỤ _____________ Số: 06 /HD-BTV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Phú Yên, ngày 19 tháng 9 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN
Triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ
giai đoạn 2017 – 2027”
-----
Triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ
giai đoạn 2017 – 2027”
-----
Thực hiện Quyết định số 938/QĐ - TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữgiai đoạn 2017-2027” (Đề án); Hướng dẫn số 11/HD-ĐCT ngày 16/8/2017 của Đoàn chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về triển khai thực hiện Đề án; Nghị quyết Đai hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng hướng dẫn thực hiện Đề án, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Định hướng, hỗ trợ Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án theo mục tiêu đã đề ra.
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động của Hội LHPN các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
- Nâng Cao nhận thức, phát huy nội lực, vai trò chủ động của phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái, góp phần giải quyết các bức xúc trong xã hội có liên quan.
- Xác định vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN các cấp trong phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện Đề án cần được dựa trên quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. Các hoạt động triển khai Đề án cần phải gắn với nhu cầu và mong muốn của phụ nữ.
- Hoạt động của Đề án phải đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt các vấn đề, hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức,pháp luật, kiến thức,kỹ năng thực hành của phụ nữ, tạo được sức lan tỏa lớn, chuyển biến rõ nét của phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội có liên quan.
- Tổ chức thực hiện Đề án gắn với triển khai phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, việc thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không,3 sạch” và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII và Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI.
- Tăng cường công tác phối kết hợp nhằm phát huy thế mạnh của các cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án; chủ động huy động nguồn lực triển khai Đề án.
- Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án cần được báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
- Phạm vi triển khai Đề án
Đề án được triển khai tại tất cả các huyện trong tỉnh từ năm 2017, các đơn vị căn cứ tình hình và khả năng thực tế để xác định phạm vi triển khai Đề án trong địa phương, đơn vị phụ trách. Khuyến khích Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố chọn điểm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ Đề án.
2.Nội dung thực hiện: Đề án tập trung vào các nội dung sau:
- Bạo lực gia đình/Bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm cả nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh).
- An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em (bao gồm cả phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em).
Nội dung tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức và giáo dục pháp luật là các vấn đề xuyên suốt trong các nội dung can thiệp của Đề án.
- Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị triển khai tất cả các nội dung của Đề án. Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị chủ động xác định vấn đề xã hội cần ưu tiên tập trung giải quyết tại địa phương. Ngoài ra, các đơn vị có thể lựa chọn, bổ sung thêm các vấn đề xã hội bức xúc khác tại địa phương như: phụ nữ thiếu việc làm; nữ công nhân lao động tại khu công nghiệp, (nhà trẻ, mẫu giáo, đời sống văn hóa tinh thần...); vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...
Hàng năm, căn cứ vào chủ đề của Ban điều hành dự án Trung ương, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh lựa chọn chủ đề cụ thể để triển khai trong một thời gian nhất định. Dự kiến nội dung, chủ đề trọng tâm hàng năm:
+ Năm 2017 và 2018: An toàn thực phẩm
+ Năm 2019 và 2020: Giáo dục cha mẹ
+ Năm 2021 và 2022: Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm cả xâm hại trẻ em,mất cân bằng giới tính khi sinh).
3. Mục tiêu, lộ trình và cách xác định mục tiêu
3.1 Giai đoạn 2017-2022: Tập trung các hoạt động đẩy mạnh, nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án; xây dựng mô hình, điển hình, nghiên cứu, đề xuất chính sách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; tăng cường phối hợp với ngành chức năng.
Phân bổ và cách tính các mục tiêu của Đề án: theo phụ lục đính kèm.
3.2 Giai đoạn 2022-2027: Tập trung các hoạt động hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi hành vi thông qua các mô hình, điển hình đã được xây dựng giai đoạn trước; phát huy tính chủ động của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách.
Những định hướng cụ thể nhằm đạt chỉ tiêu của giai đoạn sẽ được hướng dẫn cụ thể vào cuối giai đoạn 2017-2022.
III. KINH PHÍ ĐỀ ÁN
1. Kính phí thực hiện Đề án các đơn vị tranh thủ UBND cùng cấp để có nguồn kinh phí bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định và các nguồn tài trợ,viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện và quyết toán hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh
- Hội LHPN tỉnh là cơ quan chủ trì tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Đề án; phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án; điều phối các hoạt động của Đề án nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, trong từng địa bàn, lĩnh vực cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2027, kế hoạch triển khai giai đoạn 2017-2022 và hướng dẫn triển khai Đề án.
- Triển khai các hoạt động của đề án theo kế hoạch dự kiến, gồm:
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp thực hiện Đề án.
+Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội tại cộng đồng, ưu tiên theo chủ đề lựa chọn hàng năm, thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh. Tăng cường lồng ghép với các đề án, chương trình, hoạt động khác có liên quan đang triển khai tại tỉnh để thực hiện Đề án.
+ Hỗ trợ xây dựng điểm một số mô hình đặc thù đại diện tại các vùng miền của tỉnh; chỉ đạo nhân rộng các mô hình hướng dẫn, áp dụng thực hành đối với phụ nữ.
+ Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình triển khai Đề án
+ Xây dựng các tài liệu, sản phẩm truyền thông (tờ rơi; xây dựng phóng sự, chuyên trang chuyên mục trên Đài PT - TH và Báo Phú Yên; sao chép đĩa VCD của Ban điều hành Đề án Trung ương...) để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
+ Tăng cường giáo dục về giới và bình đẳng giới đối với phụ nữ, khuyến khích tổ chức các hoạt động huy động sự tham gia của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
+ Phát hiện tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, mô hình rèn luyện, thay đổi hành vi đạo đức hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Phối hợp giữa các cơ quan triển khai Đề án và các cơ quan, tổ chức khác nhằm huy động nguồn lực, phát huy thế mạnh của từng cơ quan nhằm đạt được mục tiêu của Đề án.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; căn cứ bộ chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá mục tiêu và kết quả triển khai Đề án của Ban Chỉ đạo Trung ương để áp dụng tại tỉnh phù hợp.
+ Tổ chứcsơ, tổng kết đánh giá thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, biểu dương, khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
2. Hội LHPN các huyện, thị, thành phố:
- BTV hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND cùng cấp để tổ chức thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2027, kế hoạch triển khai giai đoạn 2017 – 2022 và tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Kế hoạch triển khai Đề án tại các huyện, thị xã, thành phố bao gồm các nội dung sau:
+ Xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp, thời gian, tiến độ, kinh phí và tổ chức thực hiện theo năm hoặc giai đoạn phù hợp với điều kiện và tình thình thực tế của địa phương, đóng góp chung vào việc thực hiện các chỉ tiêu của tỉnh.
+ Đề xuất vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan cùng tham gia triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời phối hợp với các ban, ngành liên quan nhằm huy động nguồn lực tổ chức thực hiện Đề án.
+Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội tại cộng đồng, ưu tiên theo chủ đề lựa chọn hàng năm.
+ Tăng cường lồng ghép với các đề án, chương trình, hoạt động khác có liên quan đang triển khai tại địa phương để thực hiện Đề án.
+ Xây dựng điểm một số mô hình hướng dẫn, áp dụng thực hành đối với phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
+ Phát hiện tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, mô hình rèn luyện, thay đổi hành vi đạo đức hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án. Đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
+Thực hiện chế độ báo cáo kết quả về Hội LHPN tỉnh qua Ban GĐ-XH: Hàng năm, trước ngày 10/11 để tổng hợp báo cáo về Ban Điều hành Đề án Trung ương
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đề nghị BanThường vụ Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế tham mưu, tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện có vấn đề nảy sinh, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Hội LHPN tỉnh, qua Ban GĐ-XH.
2.Nội dung thực hiện: Đề án tập trung vào các nội dung sau:
- Bạo lực gia đình/Bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm cả nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh).
- An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em (bao gồm cả phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em).
Nội dung tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức và giáo dục pháp luật là các vấn đề xuyên suốt trong các nội dung can thiệp của Đề án.
- Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị triển khai tất cả các nội dung của Đề án. Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị chủ động xác định vấn đề xã hội cần ưu tiên tập trung giải quyết tại địa phương. Ngoài ra, các đơn vị có thể lựa chọn, bổ sung thêm các vấn đề xã hội bức xúc khác tại địa phương như: phụ nữ thiếu việc làm; nữ công nhân lao động tại khu công nghiệp, (nhà trẻ, mẫu giáo, đời sống văn hóa tinh thần...); vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...
Hàng năm, căn cứ vào chủ đề của Ban điều hành dự án Trung ương, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh lựa chọn chủ đề cụ thể để triển khai trong một thời gian nhất định. Dự kiến nội dung, chủ đề trọng tâm hàng năm:
+ Năm 2017 và 2018: An toàn thực phẩm
+ Năm 2019 và 2020: Giáo dục cha mẹ
+ Năm 2021 và 2022: Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm cả xâm hại trẻ em,mất cân bằng giới tính khi sinh).
3. Mục tiêu, lộ trình và cách xác định mục tiêu
3.1 Giai đoạn 2017-2022: Tập trung các hoạt động đẩy mạnh, nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án; xây dựng mô hình, điển hình, nghiên cứu, đề xuất chính sách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; tăng cường phối hợp với ngành chức năng.
Phân bổ và cách tính các mục tiêu của Đề án: theo phụ lục đính kèm.
3.2 Giai đoạn 2022-2027: Tập trung các hoạt động hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi hành vi thông qua các mô hình, điển hình đã được xây dựng giai đoạn trước; phát huy tính chủ động của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách.
Những định hướng cụ thể nhằm đạt chỉ tiêu của giai đoạn sẽ được hướng dẫn cụ thể vào cuối giai đoạn 2017-2022.
III. KINH PHÍ ĐỀ ÁN
1. Kính phí thực hiện Đề án các đơn vị tranh thủ UBND cùng cấp để có nguồn kinh phí bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định và các nguồn tài trợ,viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện và quyết toán hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh
- Hội LHPN tỉnh là cơ quan chủ trì tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Đề án; phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án; điều phối các hoạt động của Đề án nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, trong từng địa bàn, lĩnh vực cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2027, kế hoạch triển khai giai đoạn 2017-2022 và hướng dẫn triển khai Đề án.
- Triển khai các hoạt động của đề án theo kế hoạch dự kiến, gồm:
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp thực hiện Đề án.
+Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội tại cộng đồng, ưu tiên theo chủ đề lựa chọn hàng năm, thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh. Tăng cường lồng ghép với các đề án, chương trình, hoạt động khác có liên quan đang triển khai tại tỉnh để thực hiện Đề án.
+ Hỗ trợ xây dựng điểm một số mô hình đặc thù đại diện tại các vùng miền của tỉnh; chỉ đạo nhân rộng các mô hình hướng dẫn, áp dụng thực hành đối với phụ nữ.
+ Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình triển khai Đề án
+ Xây dựng các tài liệu, sản phẩm truyền thông (tờ rơi; xây dựng phóng sự, chuyên trang chuyên mục trên Đài PT - TH và Báo Phú Yên; sao chép đĩa VCD của Ban điều hành Đề án Trung ương...) để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
+ Tăng cường giáo dục về giới và bình đẳng giới đối với phụ nữ, khuyến khích tổ chức các hoạt động huy động sự tham gia của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
+ Phát hiện tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, mô hình rèn luyện, thay đổi hành vi đạo đức hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Phối hợp giữa các cơ quan triển khai Đề án và các cơ quan, tổ chức khác nhằm huy động nguồn lực, phát huy thế mạnh của từng cơ quan nhằm đạt được mục tiêu của Đề án.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; căn cứ bộ chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá mục tiêu và kết quả triển khai Đề án của Ban Chỉ đạo Trung ương để áp dụng tại tỉnh phù hợp.
+ Tổ chứcsơ, tổng kết đánh giá thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, biểu dương, khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
2. Hội LHPN các huyện, thị, thành phố:
- BTV hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND cùng cấp để tổ chức thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2027, kế hoạch triển khai giai đoạn 2017 – 2022 và tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Kế hoạch triển khai Đề án tại các huyện, thị xã, thành phố bao gồm các nội dung sau:
+ Xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp, thời gian, tiến độ, kinh phí và tổ chức thực hiện theo năm hoặc giai đoạn phù hợp với điều kiện và tình thình thực tế của địa phương, đóng góp chung vào việc thực hiện các chỉ tiêu của tỉnh.
+ Đề xuất vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan cùng tham gia triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời phối hợp với các ban, ngành liên quan nhằm huy động nguồn lực tổ chức thực hiện Đề án.
+Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội tại cộng đồng, ưu tiên theo chủ đề lựa chọn hàng năm.
+ Tăng cường lồng ghép với các đề án, chương trình, hoạt động khác có liên quan đang triển khai tại địa phương để thực hiện Đề án.
+ Xây dựng điểm một số mô hình hướng dẫn, áp dụng thực hành đối với phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
+ Phát hiện tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, mô hình rèn luyện, thay đổi hành vi đạo đức hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án. Đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
+Thực hiện chế độ báo cáo kết quả về Hội LHPN tỉnh qua Ban GĐ-XH: Hàng năm, trước ngày 10/11 để tổng hợp báo cáo về Ban Điều hành Đề án Trung ương
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đề nghị BanThường vụ Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế tham mưu, tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện có vấn đề nảy sinh, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Hội LHPN tỉnh, qua Ban GĐ-XH.
Nơi nhận:
- Ban Điều hành TW; - Ban GĐ-XH TW Hội; - TTHội LHPN tỉnh; - UBND các huyện,thị xã, thành phố; - BCĐ đề án tỉnh; - Các ngành liên quan; - VP, các Ban Hội LHPN tỉnh; -HộiLHPNhuyện,TX,TP,các đơn vị; - Lưu: VT, GĐXH. |
TM. BAN THƯỜNG VỤ PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký) Trần Thị Binh |
Phụ lục: Phân bổ và cách tính các mục tiêu của Đề án (2017-2022)
Mục tiêu | Cách xác định và phân bổ |
Hàng năm, có ít nhất 205.654 hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật, về giáo dục làm cha mẹ, khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. | - Đây là mục tiêu bao trùm cả Đề án. Việc đạt mục tiêu này được tính bao gồm cả việc đạt các mục tiêu còn lại của Đề án trong từng giai đoạn thực hiện. - Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố triển khai Đề án đảm bảo tiếp cận được tới 100% số hội viên tại đơn vị mình (hiện toàn tỉnh có 158.196 hội viên). Đồng thời, hướng đến tiếp cận các đối tượng trong hộ gia đình hội viên, phụ nữ và người dân tại cộng đồng. Mục tiêu của Đề án sẽ được tính trên cơ sở số hội viên của tỉnh cộng thêm 30% gồm các đối tượng khác. |
100% cán bộ chuyên trách Hội LHPN các cấp được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội. | Đảm bảo hàng năm Hội LHPN tỉnh tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách Hội LHPN các cấp. |
Hàng năm tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ được ít nhất 112 phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn tác động có chuyển biến tích cực về hành vi. | Được tính theo địa bàn hành chính, đảm bảo mỗi cơ sở xã/phường/ thị trấn, hàng năm tuyên truyền giáo dục, vận động hỗ trợ ít nhất 01 phụ nữ còn thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm. |
Ít nhất 15.300 phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực. | Mỗi năm, Hội LHPN cấp huyện tiếp cận, cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình; cách thức lên tiếng trước các hành vi bạo lực cho ít nhất 1.700 phụ nữ. |
Hàng năm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại ,bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời. | Mục tiêu này được áp dụng cho tất cả các cấp Hội |
Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên có thể nhân rộng. | - Thực hiện theo mục tiêu của Đề án, đảm bảo mô hình được xây dựng theo nội dung can thiệp của Đề án. - Quá trình xây dựng, vận hành mô hình cần được tư liệu hóa và đánh giá hiệu quả nhằm phục vụ cho công tác nhân rộng. |
Phấn đấu đến năm 2021 có 90% hộ gia đình hội viên trở lên được tiếp cận thông tin về giáo dục đời sống gia đình; có 95% hộ gia đình hội viên được công nhận gia đình văn hóa. | Mục tiêu này được áp dụng cho tất cả các cấp Hội, thực hiện đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI. |
Hàng năm, có 100% Hội LHPN cấp huyện có kế hoạch triển khai hoạt động tham gia bảo vệ môi trường và đến năm 2021 có 100% Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn ven biển thành lập mô hình Câu lạc bộ Phụ nữ Biển xanh – làm sạch bờ biển và tổ chức hoạt động có hiệu quả. | Mục tiêu này được áp dụng cho tất cả các cấp Hội, thực hiện đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI |
Phấn đấu đến năm 2021 có ít nhất 70% hộ gia đình phụ nữ có con từ 0-16 tuổi được cung cấp kiến thức và kỹ năng nuôi, dạy con cháu theo các giai đoạn phát triển của trẻ. |
Mục tiêu này được áp dụng cho tất cả các cấp Hội, thực hiện đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XVI |
(Các mục tiêu được tính theo năm,tuy nhiên, việc đạt chỉ tiêu có thể được tính theogiai đoạn)