Ký ức nồi bánh chưng
- Thứ năm - 31/01/2019 16:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngót nghét mấy chục năm rồi, cứ độ trung tuần tháng chạp, các cụ ở làng tôi nhắc nhở con cháu dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị đón tết. các cụ như đoán biệt được là tết đã thấp thoáng bên thềm, ngoài vườn. Không khí bắt đầu náo nức, lúc này mùa vụ đã xong, bước vào giai đoạn nông nhàn. Tuy nhiên, sự tất bật chạy đua với thời gian để chuẩn bị đón tết, đón xuân diễn ra trong mọi ngõ ngách, mọi gia đình.
Bất cứ ai, không kể giàu nghèo, không kể được hay mất mùa với người dân quê tôi, tết bao giờ cũng là ngày hội lớn thể hiện sự no đủ “no ba ngày tết”; thăm tặng nhau thúng nếp, ký đậu, ký thịt heo, mớ lá doong, lá chuối… để gói bánh chưng. Nồi bánh chưng là mối quan tâm lớn nhất của mọi gia đình. Nhà nào không có cũng cố gắng xoay xở vay, mượn tạm nhà bà con, hàng xóm, từ từ trả sau. Khi được vay, mượn ít tai mà nỡ lòng từ chối. Tình người chốn quê vốn đã rất gắn bó, thân thiết, năm hết tết về lại càng thân thiết hơn.
Nối bánh chưng như là biểu hiện sự đẳng cấp của một cái tết; gặp nhau những ngày giáp tết câu hỏi của người quê tôi thường là: “Nhà bà năm nay nấu bánh chưng mấy ký nếp?”, “Nhà bác năm nay gói bao nhiêu cặp bánh chưng?”… Nồi bánh chưng được đặt vào vị trí số một trong “công cuộc” chuẩn bị tết. Trước tết vài tuần, tôi cùng bạn bè rủ nhau kéo “xe cải tiến”, loại xe dành cho người kéo vào rừng lấy củi hoặc chặt cây trong vườn chẻ ra sắp đống hong khô để chuẩn bị “củi nấu bánh chưng”. “Củi nấu bánh chưng” phải chọn loại cây chắc thớ như bằng lăng, trâm, cà ná ở rừng hoặc khế, ổi, nhãn ở vườn… để khi cháy mới đượm than hồng. Đám bạn gái thì đi lấy lá doong, lá chuối. Khi mang lá về, các bạn đem rửa sách từng lá buột lên cột nhà để lá phẳng, nếu lá chuối thì hong qua nắng hoặc hơ lửa cho dai. Rồi khâu chẻ lạt buộc, găm để gói bánh cũng được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ. Có gia đình gói từ hai tám, hai chín tết nhưng đa phần ngày ba mươi; cả nhà bắt đầu xúm nhau dưới nền bếp, cùng rôm rả với việc gói bánh chưng, đám thanh niên thì chia nhau đi gói cho nhà này đến nhà khác, không khí thật vui tươi, hòa thuận. Bánh gói xong, buộc thành từng cặp, xếp đầy cái nồi thật lớn rồi khiêng ra khoảng đất rộng, nơi đã chuẩn bị sẵn ông táo và mái che tạm. Khi mặt trời khuất sau đỉnh núi, là lúc các gia đình nổi lửa nấu bánh chưng; mọi thành viên trong nhà có mặt đầy đủ, để chứng kiến sự kiện đặc biệt chỉ có một lần trong năm.
Các thành viên được phân công luân phiên canh nồi bánh, sau khi sôi, nồi bánh được đun vừa lửa, luôn sôi, phải chú ý chêm nước, trở bánh đều đặn bánh mới ngon. Sau năm tiếng đồng hồ thì bánh chính, bánh được vớt ra, để ráo nước và dùng ván, vật nặng như cối đá, gạch đè lên bảo đảm bánh chặt, để được lâu mà vẫn không bị hỏng. Gần đến thời khắc giao thưa thì, bố tôi chọn hai cặp bánh được cho là đẹp nhất đưa lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Để chứng kiến thời khắc linh thiêng khi đất trời giao hòa cả gia đình tôi đều thức và chúc mừng nhau năm mới. Ai cũng được chia phần bánh chưng, thường thì nồi bánh chưng có những cái gói nhỏ chỉ bằng nửa cái lớn để tặng cho trẻ em, để dành cho cả những con vật “đầu cơ nghiệp” như trâu, bò… đã quanh năm lam lũ với con người. Đây là cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn của con người đối với những con vật quý trọng đồng cam, cộng khổ cùng con người trong năm qua.
Bây giờ, đôi lần về quê, ít thấy người ta tổ chức nấu bánh chưng như xưa nữa. Phần thì rừng không còn, nên chẳng còn đâu củi để nấu bánh chưng, phần thì xã hội phát triển dịch vụ cung cấp tận nhà, đủ thứ trên đời đều có cả. Lá doong ít người mua, những vườn chuối bị chặt bỏ để nhường đất cho trang trại, ao cá, khu công nghiệp… Bánh chưng được bày, rao bán quanh năm, chẳng cứ gì phải đến tết mới có nên không còn cảm giác hấp dẫn. Thời gian thì trở nên quý giá, người người hối hả chạy đua với nó để theo kịp thời đại, để thích nghi với cuộc sống mới, nên mấy ai còn cái thú tự gói bánh chưng ngày tết năm xưa.
Những món thực phẩm mới được quảng cáo bổ dưỡng tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm vào dịp tết cứ mời chào hấp dẫn nên miếng bánh chưng xanh không còn là sản vật quý giá trong những ngày xuân. Bánh chưng giờ chỉ là loại thực phẩm thứ yếu trong ba ngày tết. Chủ yếu dùng để cúng đơm theo truyền thống, còn ăn uống đã có nhiều thứ khác sang trọng hơn, ngon hơn thay thế vào.
Dòng đời cứ thế chảy, thời gian trôi, mọi thứ sẽ thay đổi nhưng ở mỗi con người, có những thứ không thể nào quên được trở thành ký ức đẹp của tuổi thơ. Với tôi nồi bánh chưng ngày tết là một hình ảnh khó phai mờ, một kỷ vật văn hóa của người dân quê tôi vẫn còn đọng mãi dù thời gian đã trôi qua năm mươi năm rồi./.
………………………………………………..
Bất cứ ai, không kể giàu nghèo, không kể được hay mất mùa với người dân quê tôi, tết bao giờ cũng là ngày hội lớn thể hiện sự no đủ “no ba ngày tết”; thăm tặng nhau thúng nếp, ký đậu, ký thịt heo, mớ lá doong, lá chuối… để gói bánh chưng. Nồi bánh chưng là mối quan tâm lớn nhất của mọi gia đình. Nhà nào không có cũng cố gắng xoay xở vay, mượn tạm nhà bà con, hàng xóm, từ từ trả sau. Khi được vay, mượn ít tai mà nỡ lòng từ chối. Tình người chốn quê vốn đã rất gắn bó, thân thiết, năm hết tết về lại càng thân thiết hơn.
Nối bánh chưng như là biểu hiện sự đẳng cấp của một cái tết; gặp nhau những ngày giáp tết câu hỏi của người quê tôi thường là: “Nhà bà năm nay nấu bánh chưng mấy ký nếp?”, “Nhà bác năm nay gói bao nhiêu cặp bánh chưng?”… Nồi bánh chưng được đặt vào vị trí số một trong “công cuộc” chuẩn bị tết. Trước tết vài tuần, tôi cùng bạn bè rủ nhau kéo “xe cải tiến”, loại xe dành cho người kéo vào rừng lấy củi hoặc chặt cây trong vườn chẻ ra sắp đống hong khô để chuẩn bị “củi nấu bánh chưng”. “Củi nấu bánh chưng” phải chọn loại cây chắc thớ như bằng lăng, trâm, cà ná ở rừng hoặc khế, ổi, nhãn ở vườn… để khi cháy mới đượm than hồng. Đám bạn gái thì đi lấy lá doong, lá chuối. Khi mang lá về, các bạn đem rửa sách từng lá buột lên cột nhà để lá phẳng, nếu lá chuối thì hong qua nắng hoặc hơ lửa cho dai. Rồi khâu chẻ lạt buộc, găm để gói bánh cũng được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ. Có gia đình gói từ hai tám, hai chín tết nhưng đa phần ngày ba mươi; cả nhà bắt đầu xúm nhau dưới nền bếp, cùng rôm rả với việc gói bánh chưng, đám thanh niên thì chia nhau đi gói cho nhà này đến nhà khác, không khí thật vui tươi, hòa thuận. Bánh gói xong, buộc thành từng cặp, xếp đầy cái nồi thật lớn rồi khiêng ra khoảng đất rộng, nơi đã chuẩn bị sẵn ông táo và mái che tạm. Khi mặt trời khuất sau đỉnh núi, là lúc các gia đình nổi lửa nấu bánh chưng; mọi thành viên trong nhà có mặt đầy đủ, để chứng kiến sự kiện đặc biệt chỉ có một lần trong năm.
Các thành viên được phân công luân phiên canh nồi bánh, sau khi sôi, nồi bánh được đun vừa lửa, luôn sôi, phải chú ý chêm nước, trở bánh đều đặn bánh mới ngon. Sau năm tiếng đồng hồ thì bánh chính, bánh được vớt ra, để ráo nước và dùng ván, vật nặng như cối đá, gạch đè lên bảo đảm bánh chặt, để được lâu mà vẫn không bị hỏng. Gần đến thời khắc giao thưa thì, bố tôi chọn hai cặp bánh được cho là đẹp nhất đưa lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Để chứng kiến thời khắc linh thiêng khi đất trời giao hòa cả gia đình tôi đều thức và chúc mừng nhau năm mới. Ai cũng được chia phần bánh chưng, thường thì nồi bánh chưng có những cái gói nhỏ chỉ bằng nửa cái lớn để tặng cho trẻ em, để dành cho cả những con vật “đầu cơ nghiệp” như trâu, bò… đã quanh năm lam lũ với con người. Đây là cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn của con người đối với những con vật quý trọng đồng cam, cộng khổ cùng con người trong năm qua.
Bây giờ, đôi lần về quê, ít thấy người ta tổ chức nấu bánh chưng như xưa nữa. Phần thì rừng không còn, nên chẳng còn đâu củi để nấu bánh chưng, phần thì xã hội phát triển dịch vụ cung cấp tận nhà, đủ thứ trên đời đều có cả. Lá doong ít người mua, những vườn chuối bị chặt bỏ để nhường đất cho trang trại, ao cá, khu công nghiệp… Bánh chưng được bày, rao bán quanh năm, chẳng cứ gì phải đến tết mới có nên không còn cảm giác hấp dẫn. Thời gian thì trở nên quý giá, người người hối hả chạy đua với nó để theo kịp thời đại, để thích nghi với cuộc sống mới, nên mấy ai còn cái thú tự gói bánh chưng ngày tết năm xưa.
Những món thực phẩm mới được quảng cáo bổ dưỡng tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm vào dịp tết cứ mời chào hấp dẫn nên miếng bánh chưng xanh không còn là sản vật quý giá trong những ngày xuân. Bánh chưng giờ chỉ là loại thực phẩm thứ yếu trong ba ngày tết. Chủ yếu dùng để cúng đơm theo truyền thống, còn ăn uống đã có nhiều thứ khác sang trọng hơn, ngon hơn thay thế vào.
Dòng đời cứ thế chảy, thời gian trôi, mọi thứ sẽ thay đổi nhưng ở mỗi con người, có những thứ không thể nào quên được trở thành ký ức đẹp của tuổi thơ. Với tôi nồi bánh chưng ngày tết là một hình ảnh khó phai mờ, một kỷ vật văn hóa của người dân quê tôi vẫn còn đọng mãi dù thời gian đã trôi qua năm mươi năm rồi./.
………………………………………………..
Nguyễn Bá Thuyết