Đang truy cập: 17
Tổng lượt truy cập: 5,330,768
- Đang truy cập17
- Hôm nay1,370
- Tháng hiện tại78,698
- Tổng lượt truy cập5,330,768
Từ ngày 1/6, khi Thông tư 02/2017/TT-BYT chính thức có hiệu lực, các cơ sở y tế công lập sẽ áp dụng mức viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Theo đó, người chưa có BHYT có thể phải chi trả viện phí cao hơn trước đây.
Giá dịch vụ y tế tăng từ 2-4 lần
Theo Thông tư 02, với việc kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân viên y tế vào giá dịch vụ y tế, đồng thời điều chỉnh theo khung giá tối đa chi phí 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có BHYT (giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện), giá nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần và sẽ do người bệnh chưa có BHYT trả 100%.
Trong 3 nhóm dịch vụ này, 2 nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2-4 lần so với giá hiện tại (tiền khám bệnh tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2). Cụ thể, tiền khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng 1 là 39.000 đồng/lượt, hạng 2 là 35.000 đồng/lượt, hạng 3 là 31.000 đồng/lượt và hạng 4 (phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã) là 29.000 đồng/lượt. Tương tự, giá tối đa dịch vụ ngày điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng đặc biệt cũng tăng gấp đôi lên 677.100 đồng, bệnh viện hạng 1 là 632.200 đồng, bệnh viện hạng 2 là 568.900 đồng...
Với 1.916 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá trong thông tư này, mặc dù mức điều chỉnh mức tăng chủ yếu ở khoảng 20-30% trong tổng số dịch vụ nhưng người bệnh phải trả viện phí cao khi đơn giá dịch vụ kỹ thuật vốn đã có kết cấu chi phí cao. Ví dụ như chụp X-quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng; nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng có sinh thiết tăng từ 220.000 đồng lên 385.000 đồng...
|
Hướng đến sự bình đẳng
Theo ông Trần Quang Vinh, Giám đốc BHXH tỉnh, mức viện phí mới này được áp dụng cho toàn dân. Tuy nhiên, điều khác nhau cơ bản giữa người có BHYT và không có BHYT là bệnh nhân có BHYT được Quỹ BHYT chi trả từ 80-100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Như vậy, khoản tiền người khám chữa bệnh không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, mức chi 100% là rất lớn. Ví dụ như chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng, chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng...
Phát ngôn trên các phương tiện truyền thông, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho hay việc điều chỉnh giá lần này nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có BHYT và người không có BHYT, khuyến khích người dân tham gia BHYT. Bởi hiện nay, giá dịch vụ y tế dành cho người chưa có thẻ BHYT chỉ mới kết cấu 3 yếu tố chi phí trực tiếp và người bệnh vẫn chi trả theo bảng giá ban hành từ năm 2006 và 2012 nên thấp hơn mức giá khám chữa bệnh BHYT.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện hơn 81% dân số đã tham gia BHYT. Trong đó có rất nhiều đối tượng được Nhà nước đóng BHYT như: người nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn; người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi; người dân sinh sống ở các xã đảo, huyện đảo; các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ BHYT và được BHXH thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định… Ngoài thành phần được Nhà nước đóng hoặc được hỗ trợ một phần, số còn lại phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên. Vì vậy, người dân cần và nên tham gia BHYT để đảm bảo quyền lợi trong việc khám, chữa bệnh cũng như tránh khủng hoảng tài chính trong chăm sóc sức khỏe, nhất là khi giá của hơn 1.900 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh đối với người chưa tham gia BHYT.
Thông tư 02 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2017 nhưng không phải đến ngày này, tất cả các bệnh viện trên toàn quốc đều thực hiện mức giá tối đa mà Bộ Y tế đã có lộ trình thực hiện cho các địa phương. Cụ thể, tại Phú Yên, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh quy định mức giá và thời điểm thực hiện Thông tư 02 vào tháng 10/2017. Trong thời gian đợi HĐND tỉnh phê duyệt, các cơ sở y tế cần tập trung chấn chỉnh hoạt động; đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân khi Thông tư 02 được áp dụng. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Mộng Ngọc |
THÁI HÀ - TRẦN ĐOÀN
Nguồn tin: www.baophuyen.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Liên kết khác
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 17
Tổng lượt truy cập: 5,330,768