Đang truy cập: 4
Tổng lượt truy cập: 5,434,563
- Đang truy cập4
- Hôm nay1,390
- Tháng hiện tại72,280
- Tổng lượt truy cập5,434,563
Hỏi: Hội LHPN Việt Nam có vai trò như thế nào trong thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người?
Đáp: Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 được Quốc hội khóa 12 thông qua vào ngày 29/3/2011 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
Luật quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người.
Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân, Hội thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ , tham gia xây dựng Đảng, xây tham gia quản lý Nhà nước; đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đườn lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
Gắn với chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam, Luật Phòng, chống mua bán người đã quy định về trách nhiệm của Hội trong tham gia phòng, ngừa mua bán người tại điều 17 và 18.
Cụ thể, với tư là tổ chức thành viên cách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội được quy định trách nhiệm tại điều 17 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011:
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua người, tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi quy định tại điều 3 của Luật này.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp cần thiết phòng, ngừa, phát hiện và xử lý hành vi quy định tại điều 3 của Luật này.
3. Tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người.
4. Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
5. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Ngoài việc phải thực hiện quy định trách nhiệm trong tham gia phòng ngừa mua bán người tại điều 17, Luật còn quy định trách nhiệm riêng của Hội LHPN Việt Nam tham gia gia phòng ngừa mua bán người tại điều 18, bao gồm:
1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống mua bán người ở cơ sở.
Đặc biệt, căn cứ quy định của Luật, ngày 09/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Quyết định đã quy định các nội dung của Chương trình cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức liên quan trong thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, với tư cách là tổ chức thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 14, mục III của Quyết định), Hội LHPN Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân, cán bộ, hội viên, đoàn viên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người; tuyên truyền thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
b) Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, tích cực trong phối hợp với chính quyền chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, chống mua bán người. Tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán được tham gia các chương trình, chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
c) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tố giác, đấu tranh, lên án đối với tội phạm mua bán người; phối hợp tổ chức hiệu quả diễn đàn “Quần chúng nhân dân lên án, tố giác tội phạm” tại các địa bàn trọng điểm.
d) Thường xuyên sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương, rút kinh nghiệm nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm mua bán người ở cơ sở.
Ngoài ra, Quyết định đã phân công trách nhiệm riêng cho Trung ương Hội LHPN Việt Nam (tại khoản 15, muc III của Quyết định) gồm:
a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, trong đó chú trọng tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, đổi mới hình thức tuyên truyền.
b) Xây dựng, nhân rộng các mô hình truyền thông; mô hình hỗ trợ nạn nhân có hiệu quả về mua bán người; cung cấp thông tin và kết nối nạn nhân với các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; tạo điều kiện để nạn nhân bị mua bán được tham gia các chương trình hỗ trợ vay vốn của Hội phụ nữ các cấp.
c) Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương.
Ban CSLP
Nguồn tin: hoilhpn.org.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Liên kết khác
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Tổng lượt truy cập: 5,434,563