Đang truy cập: 19
Tổng lượt truy cập: 5,331,123
- Đang truy cập19
- Hôm nay1,725
- Tháng hiện tại79,053
- Tổng lượt truy cập5,331,123
Trong căn nhà nhỏ ở phường An Khê (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), bà Từ Công Lễ ngắm nhìn bức chân dung Bác Hồ, giọng nhỏ nhẹ: “Hơn 60 năm kể từ lần đầu tiên được gặp Bác, nhưng tôi vẫn nhớ như in khoảnh khắc cảm động, thiêng liêng ấy!”.
Bà Từ Công Lễ kể lại những lần gặp Bác trong niềm xúc động.
Bà Lễ sinh năm 1940, trong một gia đình dân tộc H’rê ở xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Ông bà, bố mẹ của bà đều tham gia cách mạng từ thời chống Pháp. Năm 1954, bà theo đoàn học sinh miền Nam ra học tập ở Trường dân tộc tại Gia Lâm, Hà Nội. Một thời gian sau, bà trở thành diễn viên văn công, trở về quê hương, bám trụ nơi mảnh đất “Khu năm giằng dặc, khúc ruột miền Trung”.
Bà kể, từ nhỏ đã được nghe mẹ cha dạy rằng, Bác Hồ là vị già làng của dân tộc, Bác Hồ luôn ở trong tim mỗi người H’rê. Đồng bào thương Bác dạt dào như tình cảm của Bác với đồng bào. Ra Bắc học tập, tôi càng thấm hơn tình cảm Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam.
Năm 1956, tôi vinh dự có mặt trong đoàn giáo viên, học sinh đến Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ. Đó là một buổi sáng giữa tháng 9-1956, hơn 50 giáo viên, học sinh miền Nam ở các trường tại Hà Nội tập trung dưới sân Phủ Chủ tịch. Mọi người hồi hộp dõi mắt về hướng cầu thang. Thật bất ngờ, Bác Hồ không ra bằng cửa trước mà đi vòng phía sau ra cổng chính rồi đi vào. Thấy Bác, tất cả chúng tôi chạy ùa đến vây quanh Bác.Tôi nhanh chân chen đến thật gần, ngồi ngay cạnh Bác để được ngắm nhìn Người rõ hơn”.
Giọng nhân từ, Bác hỏi: Các cháu thích ăn kẹo bánh không?.
Mọi người đồng thanh đáp: Dạ có ạ.
Chúng tôi mỗi người nhận được một bọc kẹo, ai cũng không ăn mà nâng niu ôm vào lòng. Tôi thưa với Bác: “Bác ơi! Bà con, đồng bào H’rê dặn cháu ra miền Bắc nếu được gặp Bác Hồ thì hãy nói với Bác rằng: Lòng dân đồng bào H’rê luôn thủy chung, son sắt theo Đảng, theo Bác Hồ. Mong ngày đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm”. Nghe tôi nói vậy, Bác âu yếm hỏi:
Cháu là người đồng bào dân tộc à?.
Tôi trả lời: Thưa Bác, vâng ạ. Khi đó tôi thấy đôi mắt Người rưng rưng. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh giản dị, gần gũi khi lần đầu gặp Bác. Những lời Bác dặn mãi mãi khắc ghi trong trái tim tôi.
Sau lần đầu tiên được gặp Bác Hồ, bà Lễ trở về quê hương, được biên chế vào Đoàn Văn công Khu 5 phục vụ trên các chiến trường, cho đến ngày đất nước thống nhất, rồi về hưu. Trong quá trình công tác và biểu diễn, bà Lễ may mắn được gặp Bác Hồ thêm 4 lần nữa. Bà Lễ tâm sự: “Mỗi lần gặp Bác là một kỷ niệm thiêng liêng. Thân thế, sự nghiệp và tình cảm sâu nặng của Người luôn nhắc nhở chúng tôi phải gắng học tập và noi theo”.
Kính yêu và nhớ thương Bác Hồ, vợ chồng bà Lễ đã ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Chồng bà, Trung tá Lê Tôn Sùng (sinh năm 1937, quê Tam Quang, Bình Định), nguyên Phó trưởng Đoàn Văn công Quân khu 5 cũng may mắn được gặp Bác Hồ 3 lần trong những dịp Bác thăm Đoàn văn công Quân khu 5 vào Phủ Chủ tịch biểu diễn. Trong cuộc sống, ông bà luôn dạy bảo con cháu: “Nhờ có Đảng, có Bác Hồ gia đình mới có cuộc sống hôm nay. Bởi vậy phải sống sao cho xứng đáng với công ơn to lớn của Người”. Phát huy truyền thống gia đình, hai con trai của ông bà đều trở thành sĩ quan Quân đội. Con trai đầu là Trung tá Lê Hoài Giang (hiện công tác tại Trường Đại học Trần Đại Nghĩa). Con trai út là Thượng tá Lê Việt Thắng (công tác tại Sư đoàn 315, Quân khu 5).
Hàng năm, cứ đến ngày sinh của Bác Hồ, những người thân trong gia đình bà Lễ lại kính cẩn thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ trong niềm xúc động, trân trọng, biết ơn sâu sắc.
Theo http://www.qdnd.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Liên kết khác
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 19
Tổng lượt truy cập: 5,331,123