Đang truy cập: 16
Máy chủ tìm kiếm: 4
Khách viếng thăm: 12
Tổng lượt truy cập: 5,229,905
- Đang truy cập16
- Hôm nay4,602
- Tháng hiện tại75,295
- Tổng lượt truy cập5,229,905
Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 11 – NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị 21 – CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Website TW Hội LHPN Việt Nam xin trân trọng giới thiệu Tài liệu hỏi đáp về Nghị quyết này.
Câu hỏi 1: Bối cảnh ra đời của Chỉ thị 21-CT/TW? Trả lời: Chỉ thị 21 – CT/TW ra đời trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước biến đổi tiếp tục tác động đa chiều, khó lường đến phụ nữ và công tác phụ nữ. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra nhiều thách thức về việc làm đối với phụ nữ; biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh kế của người dân; di cư lao động tăng tiềm ẩn nhiều hệ lụy tiêu cực về hôn nhân, gia đình.... Tình hình đó đặt ra yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả, bền vững các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phụ nữ đã nêu trong Nghị quyết11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X, đồng thời tập trung giải quyết căn nguyên của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW, cụ thể hóa bằng việc định hướng chính sách phù hợp, khả thi, thiết thực cho các nhóm phụ nữ; quan tâm nhiều hơn đến cơ chế và giải pháp cụ thể; Phân công rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân người đứng đầu. Câu hỏi 2: Chỉ thị 21-CT/TW đề ra những nhiệm vụ cơ bản nào? Trả lời: Chỉ thị 21-CT/TW tiếp tục chỉ ra 5 nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, về nâng cao nhận thức: Chỉ thị 21-CT/TW yêu cầu tiếp tục quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, mục tiêu, 5 nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 11 và tiếp tục khẳng định trong tình hình mới: “Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của từng gia đình. Xây dựng và phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng...”. Thứ hai, về hoàn thiện luật pháp, chính sách, đảm bảo tính thực thi của hệ thống luật pháp, chính sách đối với phụ nữ. Chỉ thị 21- CT/TW xác định đây là nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà Nghị quyết 11 đã đặt ra và đạt được nhiều kết quả tiến bộ so với khu vực và thế giới. Trong quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, đề cao tính minh bạch, nghiêm minh của pháp luật, thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp 2013, Chỉ thị tiếp tục đặt ra các nhiệm vụ hoàn thiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu về tính đồng bộ, phù hợp với Hiến pháp của các văn bản pháp luật có liên quan cũng như trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách liên quan tới phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em. Đáng chú ý là Chỉ thị đã nêu rõ các nhóm đối tượng phụ nữ cần phải có chính sách quan tâm phù hợp, hiệu quả, đó là nhóm phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề cũng như nhóm phụ nữ khởi nghiệp, phụ nữ làm khoa học. Thứ ba, về xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Nghị quyết 11- NQ/TW đề ra: “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”, để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới và trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Chỉ thị 21 – CT/TW đã khái quát thành mục tiêu “xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện”, với yêu cầu có các giải pháp cụ thể theo 2 nhóm:
Trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao như là nhóm phụ nữ tiên phong tiêu biểu cho tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, khát vọng của phụ nữ Việt Nam.
Các giải pháp để đạt tới sự “toàn diện” của phụ nữ cũng rất cụ thể: quan tâm vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; xây dựng chương trình giáo dục quốc gia về gia đình, chú trọng giáo dục sớm, giáo dục tiền hôn nhân. Phát triển hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non.... Thứ tư, về công tác cán bộ nữ: Chỉ thị 21 -CT/TW tiếp tục khẳng định các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc về công tác cán bộ nữ của Nghị quyết 11-NQ/TW, đồng thời để đảm bảo đạt được chỉ tiêu, Chỉ thị đã nhấn mạnh yêu cầu: - Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển đối với một số nhóm phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp trong từng giai đoạn. - Nghiên cứu tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm lao động nữ phù hợp với pháp luật về lao động và quá trình phát triển của đất nước. - Cấp ủy, người đứng đầu bộ/ngành, địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, đề ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ để tổ chức thực hiện đạt chỉ tiêu Nghị quyết 11 – NQ/TW, nhất là trong công tác cán bộ nữ. Thứ năm, về xây dựng tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vững mạnh, là nòng cốt trong công tác phụ nữ. Chỉ thị 21- CT/TW chỉ rõ hơn trách nhiệm của cấp ủy trong việc đảm bảo để Hội tham gia giám sát và phản biện xã hội; đảm nhận một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần của Hiến pháp, pháp luật, Quyết định 217 – QĐ/TW, 218- QĐ/TW, Quyết định 99- QĐ/TW, Nghị định 56/2015/NĐ- CP…; tổ chức làm việc và đối thoại trực tiếp với phụ nữ để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và những vấn đề đặt ra trong công tác phụ nữ và tổ chức Hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Câu hỏi 3: Điểm mới đáng chú ý của Chỉ thị 21-CT/TW là gì? Trả lời: Điểm mới đáng lưu ý là Chỉ thị đã cụ thể hóa việc định hướng chính sách phù hợp, khả thi, thiết thực cho các nhóm phụ nữ và nêu rõ các nhóm đối tượng phụ nữ cần phải có chính sách quan tâm phù hợp, hiệu quả (phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề). Định hướng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Chỉ thị 21- CT/TW rất quan tâm đến nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách liên quan tới phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em. Bên cạnh đó, tinh thần của Nghị quyết 18 – NQ/TW Hội nghị TW 6 cũng được thể hiện rõ trong nội dung Chỉ thị với nhiệm vụ đổi mới, kiện toàn bộ máy thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới, gia đình và trẻ em, bảo đảm liên thông, tinh gọn, hiệu quả; đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện. Câu hỏi 4: Chỉ thị 21-CT/TW đã đặt ra những yêu cầu gì đối với Hội LHPN Việt Nam? Trả lời: Chỉ thị xác định rõ 3 yêu cầu đối với Hội LHPN Việt Nam các cấp: - Tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội (tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ); - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp, đa dạng hoá hình thức tập hợp, hướng về cơ sở, gắn với các vấn đề thiết thân của phụ nữ; - Đặc biệt, giao trách nhiệm cho Hội “tạo nguồn cán bộ nữ cho hệ thống chính trị”. (Nghị quyết 11- NQ/TW cũng đã đề cập đến nhiệm vụ này nhưng mới ở mức độ khuyến khích); Câu hỏi 5: Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phối hợp thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW? Trả lời: Chỉ thị 21 – CT/TW xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, các bộ/ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụđặt ra, đồng thời giao cho Ban Dân vận Trung ương làcơ quan chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng giúp Ban Bí thư theo dõi việc thực hiện Chỉ thị. Câu hỏi 6: Hội viên, phụ nữ cần làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản đặt ra trong Chỉ thị 21? Trả lời: - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương góp phần xây dựng và bảo vệ Quê hương, Tổ quốc. - Phát huy quyền làm chủ, tích cực thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia các hoạt động chính trị-xã hội với đầy đủ trách nhiệm của người làm chủ. - Phấn đấu học tập, rèn luyện theo các tiêu chí người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện, gắn với rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. - Phát hiện, phản ánh, hỗ trợ, can thiệp kịp thời giải quyết các điểm nóng, các vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ. - Tích cực học tập và rèn luyện theo các gương điển hình tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Đối với các nhóm đối tượng phụ nữ đặc thù: + Phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo: tích cực phấn đấu, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững, tìm kiếm việc làm, khởi nghiệp thành công. + Phụ nữ dân tộc thiểu số: Tích cực phấn đấu, phát huy nội lực vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thoát nghèo bền vững; bài trừ các hủ tục, chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, trồng cây thuốc phiện, di dân tự do, truyền đạo lạ trái phép,…Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, kiến thức phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội,… + Phụ nữ khuyết tật, đơn thân:Có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tìm sinh kế, ổn định cuộc sống. Nhận thức được giá trị của bản thân để phấn đấu rèn luyện, học tập, tham gia các hoạt động cộng đồng, thể hiện vai trò của mình trong xã hội. + Lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề: tích cực tìm hiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội, các chính sách an sinh xã hội; tích cực tham gia các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể tại nơi đến. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Liên kết khác
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 16
Máy chủ tìm kiếm: 4
Khách viếng thăm: 12
Tổng lượt truy cập: 5,229,905