Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

  •   Thứ hai - 07/08/2017 08:22
  •   2730
  •  0
small 10816
Hội thảo tham vấn thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới trong chương trình nghị sự 2030
vì sự phát triển bền vững của Hội LHPN Việt Nam năm 2016
Là một trong 17 mục tiêu phát triển đến năm 2030 của Việt Nam vừa được Thủ tướng ban hành tại Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.
Kế hoạch xác định rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam, gồm 115 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu 5 về "Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái" có 8 tiểu mục tiêu gồm:
5.1. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi;
5.2. Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả hình thức bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác;
5.3. Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc;
5.4. Bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình; công nhận việc nội trợ và các chăm sóc không được trả phí; tăng cường các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm sóc trẻ em;
5.5. Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội;
5.6. Đảm bảo tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và cương lĩnh này;
5.7. Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kết và tài nguyên thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc gia;
5.8. Nâng cao hiệu sử dụng các công nghệ, tạo thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Ngoài ra, mục tiêu đạt được bình đẳng giới cũng được thể hiện tại một số mục tiêu khác của Kế hoạch như:
Mục tiêu 3.6: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan.
Mục tiêu 4 có tới 3/5 chỉ tiêu cụ thể hướng đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục, đào tạo đến năm 2030, đó là: 4.2. đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học; 4.3. đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạihọc có chất lượng và trong khả năng chi trả; và 4.6. đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam và nữ giới biết đọc, viết.
Mục tiêu 6 gồm 2/6 mục tiêu con đảm bảo đến năm 2030 tất cả mọi người được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (6.1) tiếp cận công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương (6.2).
3/10 mục tiêu cụ thể của mục tiêu 8 đề cập đến bình đẳng giới trong đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục và việc làm. Đó là, 8.5, đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau. 8.7. Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức. Và 8.8., bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức.
Mục tiêu 10 về giảm bất bình đẳng giới trong xã hội có 3/6 chỉ tiêu cụ thể, đó là 10.2. đến 2030, trao quyền và đẩy mạnh sự tham gia chính trị, kinh tế và xã hội của tất cả mọi người, không kể tuổi tác, giới tính, khuyết tật, sắc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc điều kiện khác. 10.3. đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người. 10.4. xây dựng và thực thi các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền lương và an sinh xã hội ngày càng đạt được bình đẳng cao hơn.
2/10 mục tiêu của mục tiêu 11 phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu, đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn... hướng đến đảm bảo tiếp cận cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật đến năm 2030. Đó là tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững; cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công công (11.2) và cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện (11.7)
 

Nguồn tin: hoilhpn.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 42

Tổng lượt truy cập: 5,265,594

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây