LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH: Tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tài liệu giới thiệu nội dung cơ bản Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14

  •   Thứ ba - 09/10/2018 08:12
  •   1878
  •  0
 

Luật An ninh mạng năm 2018 gồm 7 chương, 43 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

1. Phạm vi điều chỉnh
Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Một số nội dung cơ bản
2.1 Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 8 Luật An ninh mạng đã liệt kê cụ thể, rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, góp phần thuận lợi trong việc thực hiện và xử lý hành vi vi phạm điều cấm. Theo đó, Luật An ninh mạng chỉ nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đã được pháp luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan) quy định. 

Luật An ninh mạng không có quy định cấm Facebook, Google hoặc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; không ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân; không cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Google; không cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng; cấm công dân khởi nghiệp, sáng tạo hay trao đổi, triển khai ý tưởng sáng tạo của mình trên không gian mạng.

Đặc biệt, phân biệt đối xử về giới là một hành vi bị cấm được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, cụ thể: cấm “Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc”.

2.2 Quy định bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương 
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng, “Ứng dụng, triển khai phương án, biện pháp, công nghệ bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin và thông tin, tài liệu được lưu trữ, soạn thảo, truyền đưa trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng; Bảo vệ an ninh mạng trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên không gian mạng, cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với cơ quan, tổ chức, cá nhân, chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác hoặc trong hoạt động khác theo quy định của Chính phủ;…” (Điều 23)

Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời thể hiện chính sách bảo vệ trẻ em của Nhà nước ta, Luật An ninh mạng quy định 1 điều riêng về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng (Điều 29), cụ thể: 

“1. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng; 

2. Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý; 

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em; 

4. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em; 

5. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em”./.

BAN CHÍNH SÁCH – LUẬT PHÁP

Nguồn tin: hoilhpn.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 22

Máy chủ tìm kiếm: 3

Khách viếng thăm: 19

Tổng lượt truy cập: 5,230,071

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây