Hiếm muộn con và những điều chị em cần biết

  •   Chủ nhật - 03/07/2016 08:23
  •   620
  •  0

Hiện nay, theo các kết quả thống kê gần đây cho thấy có tới 40% – 50% các trường hợp hiếm muộn liên quan đến nữ giới. Đây là con số báo động về khả năng sinh sản của chị em. Thực trạng này đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi cho nữ giới như nguyên nhân hiếm muộn do đâu? Dấu hiệu nhận biết hiếm muộn – vô sinh là gì? Cách điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả?…

Để giúp chị em có cái nhìn khái quát về vấn đề này, các bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám đa khoa Thiên Hòa sẽ đưa ra lời giải đáp qua những phân tích dưới đây.

Nguyên nhân hiếm muộn con ở nữ giới

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn con ở phụ nữ được xác định có liên quan đến quá trình rụng trứng, do ống dẫn trứng, do tử cung hay do nguồn gốc từ âm đạo và các yếu tố bên ngoài tác động đến. Cụ thể như sau:

– Hiếm muộn do sự rụng trứng: Người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không có sự rụng trứng hay rụng trứng bất thường, bị rối loạn trong thời kì kinh nguyệt (tắt kinh, chu kỳ không đều).

Hiếm muộn do sự rụng trứng có thể là do chị em đang phải đối mặt với các bệnh như u nang buồng trứng, sự hoạt động suy yếu của các tuyến thượng thận hay tuyến giáp trạng…

– Hiếm muộn do ống dẫn trứng: Điều này xuất phát từ các tổn thương xảy ra ở ống dẫn trứng như viêm vòi trứng (do lậu cầu, chlamydia… làm tổn thương niêm mạc vòi trứng, lớp biểu mô có lông tơ của vòi trứng bị phá hủy nên trứng và tinh trùng khó hoặc không di chuyển được trong vòi trứng), dính vòi trứng (do phẫu thuật vòi trứng hay vùng hạ vị, lạc nội mạc tử cung…).

Hiếm muộn con và những điều chị em cần biết 1

Các tổn thương ở ống dẫn trứng có thể gây hiếm muộn vô sinh

– Hiếm muộn do tử cung: Đa phần các trường hợp hiếm muộn là do chị em mắc phải các bệnh ở tử cung như u xơ, u bướu ở cổ tử cung, viêm nhiễm gây sưng ở màng tử cung và bệnh bít tử cung…

– Hiếm muộn có nguồn gốc ở vùng âm đạo : Một số biến chứng do viêm âm đạo, co cơ phản xạ ở vùng đáy chậu có liên kết với chứng nhạy cảm ở cùng âm hộ và âm đạo làm cản trở quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây nên bệnh vô sinh.

– Ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài: Các điều kiện sinh hoạt, sức khỏe, bệnh tật… có thể gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của nữ giới và gián tiếp ảnh hưởng tới tình trạng hiếm muộn.

Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi người phụ nữ càng cao, tỉ lệ nạo phá thai tăng, mắc phải các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai…, tần suất giao hợp quá nhiều, suy dinh dưỡng …cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ hiếm muộn con cái đối với người phụ nữ.

Ngoài những nguyên nhân trên thì tác động từ môi trường sống bị ô nhiễm, việc tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ hoặc ăn uống chứa nhiều chất độc hại, nghiện rượu bia, thuốc lá… và kể cả tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm kéo dài…cũng là những tác nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới ngày càng gia tăng.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới

– Khiếm khuyết về cấu trúc của cơ quan sinh sản: Buồng trứng bị xoắn, xuất hiện nang buồng trứng hoặc buồng trứng nằm sai vị trí, hội chứng buồng trứng đa nang là những “tín hiệu” cảnh báo khả năng vô sinh – hiếm muộn rất cao.

– Rối loạn kinh nguyệt: Là một trong những dấu hiệu điển hình nhất mà bạn cần phải chú ý bởi nó có thể bắt đầu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm như u tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hay lạc nội mạc tử cung…

Nếu chị em xuất hiện tình trạng chu kỳ không đều, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày); Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều và kéo dài, thường xuyên bị chuột rút khi đang trong chu kỳ thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hiếm muộn con và những điều chị em cần biết 2

Chị em cần cảnh giác với chu kỳ kinh nguyệt bất thường kéo dài

– Rối loạn hormon: Hormon có tác dụng điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể, nếu mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi cơ thể có các biểu hiện như mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees… thì chị em cần đặc biệt lưu ý.

– Xuất hiện các triệu chứng đau: Khi cơ thể có biểu hiện chuột rút thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp, đau vùng chậu, đau và phình nhỏ ở bụng dưới…thì đây cũng được xem là những dấu hiệu đáng nghi ngờ và không thể bỏ qua.

– Nhiễm trùng: Cơ thể có các biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng do các bệnh lây lan qua đường tình dục như Chlamydia, nhiễm nấm men…

– Một số dấu hiệu khác cho phép nghi ngờ khả năng vô sinh hiếm muộn: Tăng hoặc giảm cân bất thường, bị thoát vị, sốt cao …

Các kiểm tra hiếm muộn vô sinh cần thực hiện

1. Khám sức khỏe tổng quát: Bao gồm tình trạng sức khỏe chung và các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản của nữ giới như tình trạng viêm nhiễm, các dị tật bẩm sinh, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…

2. Kiểm tra kháng thể chống tinh trùng: Loại bỏ các kháng thể làm phân tán hoặc tiêu diệt tinh trùng (tinh trùng cứ vào tử cung là bị kháng thể này tiêu diệt) xảy ra ở một số phụ nữ.

3. Kiểm tra ống dẫn trứng: Phát hiện xem ống dẫn trứng có gặp phải tình trạng tắc dính hay bị suy thoái không…Các bác sĩ sẽ siêu âm tử cung phần phụ để quan sát tình hình toàn bộ tử cung và ống dẫn trứng.

4. Kiểm tra hormone: Chủ yếu là xác định hormone ở tuyến yên: gonadotropin và prolactin. Các hormone này có nhiệm vụ kích thích nang trứng và tạo ra hoàng thể. Khi các hormone này bị thay đổi bất thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng dẫn đến vô sinh.

Hiếm muộn con và những điều chị em cần biết

Nghi ngờ hiếm muộn chị em cần thực hiện đầy đủ các kiểm tra cần thiết

5. Soi tử cung: Soi tử cung để phát hiện xem buồng tử cung có bị dính hay không, có u xơ dưới niêm mạc, polyp, dị dạng tử cung hay không…

6. Kiểm tra vùng chậu: Nếu bệnh nhân kiểm tra các mục trên đều bình thường thì phải tiến hành thêm một bước nữa đó là kiểm tra tổng quan vùng chậu. Bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng để xem có bất thường hoặc bị dính vào nhau hay không…

7. Kiểm tra rụng trứng: Người phụ nữ bình thường sẽ rụng trứng hàng tháng vào một ngày nhất định, nhưng cũng có những chị em không có hiện tượng rụng trứng hoặc rụng trứng trong nước tiểu… Điều này cũng gây khó khăn trong việc thụ thai. Chính vì vậy, người phụ nữ cần thực hiện đầy đủ thao tác kiểm tra này.

Phương pháp điều trị hiếm muộn con cho chị em

Thông qua các dấu hiệu nhận biết cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra như đã nêu trên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình người bệnh để lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay việc điều trị tình trạng hiếm muộn con có thể áp dụng các cách sau:

– Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể cho sử dụng các loại thuốc nhằm điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và rụng trứng, điều trị rối loạn nội tiết tố nữ…

Hiếm muộn con và những điều chị em cần biết 4

Nên điều trị vô sinh hiếm muộn theo chỉ định của bác sĩ

– Điều trị phẫu thuật: Phương pháp điều trị phẫu thuật áp dụng với các trường hợp khuyết tật di truyền ở tử cung, buồng trứng, loại bỏ dính cổ tử cung, polyp tử cung, u nang, hoặc các tế bào tăng trưởng bất thường khác…

Trường hợp đã điều trị nội khoa và phẫu thuật không thành công hoặc không phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản mang lại hiệu quả cao cho các cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn được thực hiện đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Trên đây là những thông tin khái quát nhân về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phát hiện và điều trị tình trạng vô sinh – hiếm muộn cho đối tượng là nữ giới. Nếu chị em còn những thắc mắc muốn được tư vấn hay cần được điều trị chứng hiếm muộn một cách hiệu quả, hãy nhanh chóng liên hệ đến Phòng khám đa khoa Thiên Hòa. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ cùng các trang thiết bị, máy móc hiện đại sẵn sàng phục vụ một cách tận tình chu đáo.

Nguồn: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 23

Tổng lượt truy cập: 5,265,656

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây