Đề cương tuyên truyền kết quả Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

  •   Thứ năm - 28/10/2021 13:52
  •   406
  •  0
LOGO dai hoi
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ PHÚ YÊN
              BAN THƯỜNG VỤ
Phú Yên, ngày 25 tháng 10 năm 2021
 
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
                                                 KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH LẦN THỨ XVII
                                                                                                NHIỆM KỲ 2021-2026
                                                                                                                                          _________
 
Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức vào ngày 25 tháng 10 năm 2021 tại Nhà Văn hóa Diên Hồng, TP.Tuy Hòa.
Sau một ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần “Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm trước phong trào phụ nữ tỉnh, Đại hội đại biểu tỉnh Phú Yên lần thứ XVII đã thành công tốt đẹp.
1. Đại biểu dự đại hội
1.1 Đại biểu mời:
- Về phía Trung ương Hội có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và đoàn đại biểu Trung ương Hội LHPN Việt Nam dự đại hội.
- Về phía tỉnh Phú Yên: Dự đại hội có các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; các đồng chí nguyên UV BTV Tỉnh ủy, cán bộ Hội LHPN tỉnh qua các thời kỳ.
2.3 Đại biểu chính thức: Có mặt 243/245 đại biểu chính thức tiêu biểu đại diện cho trên 220.000 hội viên, phụ nữ của tỉnh, trong đó:
+ Đại biểu là ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2016-2021 là 26 đại biểu, chiếm 10,7%
+ Đại biểu được bầu từ Đại hội đại biểu phụ nữ 9 huyện/thị xã/thành phố, Hội phụ nữ Công an tỉnh, Hội phụ nữ Quân sự tỉnh, Hội phụ nữ Bộ đội Biên phòng và Hội nghị nữ Công nhân viên chức - Lao động tỉnh, CLB nữ doanh nhân tỉnh và CLB trợ giúp pháp lý là 201 đại biểu, chiếm 82,71%
+ Đại biểu chỉ định là 16 đại biểu, chiếm 6,59%.
Có 8 đại biểu dự khuyết được BCH Hội LHPN TP.Tuy Hòa, Hội LHPN huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, CLB nữ Doanh nhân cử thay thế đại biểu chính thức vắng mặt có lý do.
* Về thành phần đại biểu:
- Đại biểu là cán bộ Hội chuyên trách các cấp: 147 đại biểu, chiếm 60,5% trong đó: Cán bộ Hội LHPN tỉnh: 13 đại biểu, chiếm 5,34%; Cán bộ Hội LHPN các huyện/thị/thành phố: 23 đại biểu, chiếm 9,46%; Cán bộ Hội LHPN xã/phường/thị trấn: 110 đại biểu, chiếm 45,26%.
- Đại biểu là hội viên tiêu biểu: 26, chiếm 10,7%
- Đại biểu là nữ lãnh đạo các sở, ban, ngành; nữ CNVC cấp tỉnh, huyện: 43, chiếm 17,7%
- Đại biểu là lực lượng vũ trang: 24, chiếm 9,87%
- Đại biểu là nữ doanh nghiệp: 03, chiếm 1,23%
- Đại biểu nữ tôn giáo: 06, chiếm 2,46%
- Đại biểu là nữ dân tộc thiểu số: 20, chiếm 8,23%.
- Đại biểu nữ đảng viên: 216, chiếm 88,88%.
* Phân tích theo chức vụ Đảng: UVBTV Tỉnh ủy: 01; Tỉnh ủy viên: 03; Huyện/Thị/Thành ủy: 14; Đảng ủy viên xã/phường/TT: 75
*Phân tích theo chức vụ chính quyền: Đại biểu Quốc hội: 01; Đại biểu HĐND tỉnh: 05; Đại biểu HĐND huyện/TX/TP: 10; Đại biểu HĐND xã/phường/thị trấn: 78
* Về độ tuổi:
- Đại biểu dưới 30 tuổi: 16 đại biểu, chiếm 6,58%.
- Đại biểu từ 31 đến 40 tuổi: 143 đại biểu, chiếm 58,85%.
- Đại biểu từ 41 đến 50 tuổi: 47 đại biểu, chiếm 19,35%
- Đại biểu từ 51 tuổi trở lên: 37 đại biểu, chiếm 15,22%.
Đại biểu cao tuổi nhất: 71 tuổi
Đại biểu trẻ tuổi nhất: 29 tuổi
* Trình độ đại biểu:  
- Học vấn: 12/12: 229 đại biểu, chiếm 94,23%
- Chuyên môn:
+ Trên đại học: 33 đại biểu, chiếm 13,58% (Tiến sĩ 01, Thạc sĩ 32).
+ Cao đẳng, Đại học: 176 đại biểu, chiếm 72,42%
+ Trung cấp: 8 đại biểu, chiếm 3,3%
+ Chưa qua đào tạo: 26 đại biểu, chiếm 10,7%.
- Lý luận chính trị:
+ Cao cấp: 46 đại biểu, chiếm 18,93%
+ Trung cấp: 145 đại biểu, chiếm 59,67%
+ Chưa qua đào tạo: 52 đại biểu, chiếm 21,4%.
2. Nhiệm vụ của Đại hội
- Kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016 - 2021; bầu Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2021-2026 và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027.
- Đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016-2021; đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Hội LHPN tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2021-2026.
- Tổng hợp ý kiến của cán bộ hội viên toàn tỉnh đóng góp vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Điều lệ Hội bổ sung, sửa đổi.
3. Nội dung phát biểu chỉ đạo đại hội
3.1. Phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương
 Tại phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương đã có bài phát biểu quan trọng và gửi tặng Hội LHPN tỉnh Phú Yên lẳng hoa tươi thắm và bức trướng với dòng chữ: “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển”. Thay mặt thường trực Tỉnh ủy, đồng chí nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao vai trò, đóng góp của cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh Phú Yên trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, xuất phát từ những thời cơ, thuận lợi cũng như thách thức đang đặt ra, đồng chí Bí thư Phạm Đại Dương đã nhấn mạnh 5 vấn đề cần chú trọng trong phong trào phụ nữ và công tác Hội thời gian tới:
Thứ nhất, các cấp Hội LHPN cần nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới để tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn địa phương, yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đặc điểm của phong trào phụ nữ tỉnh, đảm bảo tiếp tục phát huy tốt sức mạnh, thế mạnh của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ, theo hướng đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ. Quan tâm sâu sát, gần gũi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ để chủ động tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tham gia tích cực cùng các cấp, các ngành và toàn dân thực hiện tốt mục tiêu kép phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế. Thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định.
Thứ ba, tích cực phát huy vai trò của tổ chức Hội trong tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện tốt các nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Tham gia thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa kiểm soát tốt dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Vận động hội viên phụ nữ tích cực đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm chủ lực, nông sản có năng suất, chất lượng hiệu quả cao của tỉnh.
Xây dựng người phụ nữ Phú Yên thân thiện, nhân ái, năng động, sáng tạo, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng của con người thời đại mới, để cụ thể hóa Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng con người Phú Yên phát triển toàn diện
Thứ tư, Hội Phụ nữ và phụ nữ cần phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt trong việc gìn giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa và truyền thống phụ nữ Việt Nam; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giới; đoàn kết, giúp nhau, nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn; phòng chống bạo lực và các tệ nạn xã hội, tham gia hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
Thứ năm, làm tốt công tác xây dựng tổ chức hội và phát triển hội viên, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội và phong trào phụ nữ; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp vận động, đáp ứng tốt yêu cầu công tác Hội trong tình hình mới, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đồng thời, quan tâm hơn nữa công tác phát hiện, giới thiệu cấp ủy những cán bộ nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.
3.2. Phát biểu chỉ đạo của Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
Để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035, tại bài phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa gợi ý một số vấn đề để Đại hội nghiên cứu thảo luận:
Thứ nhất, các cấp Hội cần đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng, giáo dục truyền thống, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức công dân và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Phú Yên nói riêng; tiếp tục khẳng định vai trò của phụ nữ trong bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc; chủ động triển khai xây dựng người phụ nữ Phú Yên thời đại mới có tri thức, có sức khỏe, có đạo đức, có bản lĩnh, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chú trọng hỗ trợ phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình, chủ động tham gia và đề xuất giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra đối với gia đình hiện nay, vận động xã hội tạo môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em ngay trong gia đình và cộng đồng.
Thứ hai, cần thiết kế những giải pháp phù hợp để thúc đẩy nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Chú trọng hỗ trợ phụ nữ miền núi, miền biển có sinh kế bền vững. Các cấp Hội cần tổ chức các mô hình khởi nghiệp, giải quyết việc làm có thu nhập ổn định; duy trì, phát triển các mô hình mới như: các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, khai thác công nghệ thông tin, mạng xã hội trong quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; các mô hình kinh tế hộ gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Vietgap, OCOP. Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh cần chủ động đề xuất đảm nhận nhiệm vụ cụ thể trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Thứ ba, cần tiếp tục làm tốt vai trò nòng cốt vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới; đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Tham mưu, đề xuất và tích cực tham gia giải quyết các vấn về xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em ở địa phương như: bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm, tệ nạn xã hội, tình trạng “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng … Chủ động hơn nữa trong tham mưu lồng ghép giới trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và với các cơ quan Nhà nước trong công tác giám sát, phản biện xã hội các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu những phụ nữ tiềm năng, chú trọng cán bộ nữ trẻ, dân tộc thiểu số, chuẩn bị nguồn cán bộ nữ có chất lượng cho hệ thống chính trị các cấp, góp phần duy trì bền vững tỷ lệ và nâng chất lượng cán bộ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Thứ tư, các cấp Hội phụ nữ Phú Yên cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Hội, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong điều hành và tổ chức các hoạt động Hội. Thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng tổ chức Hội; sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình phụ nữ, nhất là các lực lượng phụ nữ đặc thù; có hình thức phù hợp thu hút hội viên ở các địa bàn khó khăn, miền núi, vùng biển, phụ nữ tôn giáo, dân tộc thiểu số, phụ nữ  doanh nhân, trí thức, phụ nữ di cư lao động... Các cấp Hội quán triệt và thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của mình với phương châm “Tỉnh vận dụng sáng tạo, Huyện đồng hành cùng cơ sở, Xã nắm chắc hội viên, Chi thấu hiểu phụ nữ”; “Lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu phấn đấu; lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội”.
Nâng cao tinh thần chủ động, linh hoạt, phát huy nội lực của đội ngũ cán bộ Hội, nhất là trong điều kiện bình thường mới và yêu cầu phải thường trực đối phó với dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu.  
4. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2021-2026
Mục tiêu: Phát huy truyền thống đoàn kết, sức sáng tạo, ý chí, khát vọng phát triển, nêu cao tinh thần làm chủ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; khẳng định vị thế tổ chức Hội LHPN vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ và hạnh phúc của phụ nữ, góp phần đưa Phú Yên phát triển nhanh và bền vững.
Chỉ tiêu:
1. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội tổ chức ít nhất 02 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; phát hiện, xây dựng, biểu dương, tuyên truyền nhân rộng ít nhất 2 gương cá nhân phụ nữ tiêu biểu, cách làm hay, mô hình hiệu quả; duy trì ít nhất 02 mô hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vận động 35% phụ nữ tham gia luyện tập thể dục thường xuyên.
2. Hàng năm, toàn tỉnh giúp 110 hộ có phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 130 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh. Đến cuối nhiệm kỳ, vận động, hỗ trợ, duy trì, thành lập mới 6 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý.
3. Đến cuối nhiệm kỳ, 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về khi được phát hiện được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội. Hơn 70% phụ nữ khuyết tật được Hội hỗ trợ bằng các hình thức khác nhau. Tỷ lệ phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế chiếm 95% tổng số phụ nữ.
4. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội vận động, hỗ trợ thêm 05 hộ gia đình đạt tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch” hoặc “gia đình 5 có, 3 sạch” (đối với địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao), phấn đấu cả tỉnh giúp được thêm 550 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí; thực hiện xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, mỗi cơ sở Hội đăng ký và thực hiện 01 công trình/phần việc góp phần đưa tỷ lệ xã nông thôn mới của tỉnh đến năm 2025 khoảng 80%, trong đó có 15% xã nông thôn mới nâng cao, 5% đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.
5. Đến cuối nhiệm kỳ toàn tỉnh phát triển mới 8.800 hội viên.
6. Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% chi hội trưởng được tập huấn nghiệp vụ công tác Hội.
7. Hàng năm, Hội LHPN tỉnh chủ trì giám sát ít nhất 01 chính sách và phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội; mỗi Hội LHPN cấp huyện, Hội LHPN cấp xã giám sát ít nhất 01 chính sách và góp ý ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền.
8. Đến cuối nhiệm kỳ, Hội LHPN cấp tỉnh đề xuất thành công ít nhất 01 chính sách, đề án liên quan đến phụ nữ.
Phong trào thi đua: “Xây dựng người phụ nữ Phú Yên nghĩa tình, năng động, sáng tạo”.
Cuộc vận động:Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”.
2 khâu đột phá:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội;
- Đồng hành xây dựng chi, tổ phụ nữ “Xanh - Thân thiện - Vững mạnh”.
3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội:
 Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị của gia đình Việt Nam;
 Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới;
 Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
4 nhóm giải pháp:
- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức; Mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước, tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp, vận động nguồn lực.
5. Bầu cử BCH Hội LHPN tỉnh Phú Yên khóa XVII và các chức danh lãnh đạo Hội
Đại hội đã quyết định số lượng ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh khóa XVII là 27 đồng chí, bầu tại Đại hội 25 đồng chí và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần XIII gồm 11 đồng chí đại biểu chính thức và 02 đồng chí đại biểu dự khuyết.
Tại Hội nghị lần thứ nhất, BCH Hội LHPN tỉnh khóa XVII đã quyết định số lượng Ban Thường vụ là 09 đồng chí, bầu tại Hội nghị 09 đồng chí. Đồng chí Lê Đào An Xuân được bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng chí Trần Thị Binh và đồng chí Nguyễn Thị Phương Liên được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội do Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đề ra./.
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14

Tổng lượt truy cập: 5,347,133

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây