Đang truy cập: 53
Tổng lượt truy cập: 5,418,953
- Đang truy cập53
- Hôm nay975
- Tháng hiện tại56,670
- Tổng lượt truy cập5,418,953
Giám sát xã hội là một trong những nhiệm vụ được Hội LHPN tỉnh Phú Yên đặc biệt coi trọng, giúp Hội nâng cao vai trò, vị thế; thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ, để các cấp, các ngành kịp thời điều chỉnh, sửa đổi bổ sung, hoàn chỉnh những chủ trương, chính sách… liên quan đến phụ nữ phù hợp với thực tiễn, tạo cơ hội để phụ nữ thụ hưởng các chính sách, đảm bảo bình đẳng thực chất.
Xác định và lựa chọn nội dung giám sát phù hợp
Căn cứ Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội, định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đồng thời nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng và các vấn đề phụ nữ của địa phương, hàng năm BTV Hội LHPN tỉnh Phú Yên xác định và lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, các nội dung giám sát tập trung việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và gia đình.
Từ năm 2015 đến nay, Hội LHPN tỉnh tổ chức giám sát 10 chính sách, luật pháp. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, Hội LHPN tỉnh tổ chức 3 đợt giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19; việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Phú Yên đến năm 2030 và Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
Các cấp Hội chủ động xây dựng kế hoạch chủ trì giám sát và phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp tổ chức giám sát một số chính sách liên quan đến thực hiện các chính sách, pháp luật về An toàn vệ sinh thực phẩm; quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; bảo vệ môi trường; hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo; trợ giúp xã hội đối với phụ nữ đơn thân nghèo đang nuôi con; cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ phụ nữ khuyết tật hưởng trợ cấp...
Kiến nghị sau giám sát
Sau các đợt giám sát, Hội LHPN tỉnh đều có báo cáo kết quả giám sát và văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trả lời bằng văn bản. Nhiều kiến nghị, đề xuất của Hội sau giám sát đã được cơ quan chức năng tiếp thu và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.
Các hoạt động giám sát của Hội LHPN đã tạo điều kiện để hội viên phụ nữ phát huy quyền làm chủ, theo dõi, phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong thực thi chính sách, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời điều chỉnh, sửa đổi bổ sung; những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới đã được các cấp Hội kiến nghị lồng ghép vào các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch của nhà nước, của địa phương. Sự phối hợp giữa Hội Liên hiệp phụ nữ với các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội ngày càng chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập để phụ nữ được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo công bằng, bình đẳng; khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội LHPN các cấp trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, qua hoạt động giám sát của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong tỉnh trong thời gian qua cũng cho thấy: Sự nhìn nhận của cấp ủy, chính quyền về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội các cấp trong thực hiện nhiệm vụ giám sát có lúc, có nơi chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc. Một số nơi, Hội LHPN chưa thực sự chủ động, mạnh dạn, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ giám sát; chưa nghiên cứu sâu, nắm chắc và kỹ các chính sách liên quan đến nội dung giám sát và những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ của địa phương, đơn vị nên hiệu quả chưa cao. Kinh phí dành cho hoạt động giám sát của một số huyện và cơ sở còn khó khăn, nhiều nơi chưa được bố trí. Đa số cấp xã chưa chủ trì giám sát, chủ yếu tham gia, phối hợp với Mặt trận và các ngành địa phương.
Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát
Từ thực tiễn hoạt động giám sát, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh rút ra một số kinh nghiệm như: Cần bám sát định hướng giám sát của Trung ương, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của Hội, yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũng như vấn đề xã hội, hội viên phụ nữ quan tâm để chọn vấn đề giám sát phù hợp; Việc tổ chức, thành lập các đoàn giám sát chuyên đề với sự tham gia của các ban, ngành liên quan là rất quan trọng nhằm giúp cho việc nhìn nhận, phát hiện các vấn đề qua quá trình giám sát khách quan, thực chất và có tính chuyên môn sâu. Đồng thời, cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội tham mưu thực hiện giám sát có đủ bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn về luật pháp và giới, nhiệt tình, tâm huyết, có phương pháp làm việc khoa học, hiểu thực tiễn, có kỹ năng nghiên cứu, phát hiện vấn đề, kỹ năng vận động chính sách, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám sát, trong giai đoạn mới. Kiên trì theo đuổi đến cùng các đề xuất và kiến nghị sau giám sát để hoạt động giám sát của tổ chức Hội LHPN được thực thi, hiệu quả, đóng góp vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.
Thu Huyên
Theo Bản tin Phụ nữ Phú Yên quy 3/2022
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Liên kết khác
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 53
Tổng lượt truy cập: 5,418,953