Lan tỏa tình yêu áo dài Việt

  •   Thứ tư - 04/03/2020 14:23
  •   1769
  •  0
ao dai
Áo dài góp phần tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ảnh: YÊN LAN
 
Hưởng ứng hoạt động “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, Hội LHPN tỉnh Phú Yên đã phát động Tuần lễ Áo dài từ ngày 2-8/3. Hoạt động này nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội. Đồng thời khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa áo dài Việt Nam trong mỗi phụ nữ, người dân, hướng tới đề xuất công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Báo Phú Yên ghi nhận một số ý kiến tâm huyết xung quanh vấn đề này.
Chi Binh PN* PHÓ CHỦ TỊCH HỘI LHPN TỈNH TRẦN THỊ BINH: Khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn di sản văn hóa áo dài trong phụ nữ
Hưởng ứng hoạt động “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, Hội LHPN tỉnh đã triển khai rộng khắp hoạt động này đến toàn thể các cấp hội và các đơn vị có liên quan. Theo đó, Hội LHPN tỉnh phát động các cấp hội thực hiện Tuần lễ Áo dài, chỉ đạo 100% cán bộ hội chuyên trách thực hiện và khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện Tuần lễ Áo dài trong 5 ngày làm việc, và tiếp tục mặc áo dài trong hai ngày thứ 7, chủ nhật trong các hoạt động của gia đình hay các sự kiện, hoạt động ngoài trời của xã hội.
Khi triển khai hoạt động này, chúng tôi không chỉ nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp hội, các sở, ban ngành liên quan, cũng như các thành viên của CLB Nữ doanh nhân. Các doanh nghiệp cũng chỉ đạo nữ công nhân, người lao động của đơn vị mình hưởng ứng mặc áo dài tùy theo vị trí làm việc. Đặc biệt, các cơ quan truyền thông đã tích cực tuyên truyền, quảng bá chiếc áo dài và khẳng định chủ quyền áo dài của Việt Nam.
Theo dự kiến, Trung ương Hội cũng như các tỉnh, thành hội tổ chức đồng loạt các hoạt động hưởng ứng “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh COVID-19, các cấp hội đều phải tạm dừng. Các cấp hội chỉ tuyên truyền, vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức hội viên phụ nữ mặc áo dài hưởng ứng hoạt động này. Thời gian tới, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động thu thập 1 triệu chữ ký đề nghị công nhận áo dài là di sản phi vật thể của quốc gia.
Riêng với Hội LHPN tỉnh, Tuần lễ Áo dài không chỉ là điểm nhấn của tháng 3 này, mà cả năm hội sẽ tập trung tuyên truyền, quảng bá áo dài truyền thống của dân tộc. Phụ nữ Phú Yên sẽ chọn tuần lễ có ngày 8/3 là Tuần lễ Áo dài và năm nào, hội cũng sẽ phát động để khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa áo dài Việt Nam trong mỗi hội viên, phụ nữ.

 Chi Thai* PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ VH-TT-DL NGUYỄN THỊ HỒNG THÁI: Giữ gìn, lan tỏa giá trị văn hóa
Từ lâu, chiếc áo dài ngoài ý nghĩa là một trang phục, còn thể hiện giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Áo dài đã trở thành biểu tượng đẹp khi nhắc đến Việt Nam.
Hưởng ứng hoạt động “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”, Sở VH-TT-DL cũng đã triển khai cho cán bộ, nhân viên nữ trong toàn ngành hưởng ứng mặc trang phục áo dài trong thời gian này.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền quảng bá nét đẹp văn hóa áo dài Việt trong các sự kiện, lễ hội cũng như quảng bá hình ảnh du lịch Phú Yên đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Qua đó góp phần giữ gìn, tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa chiếc áo dài truyền thống của dân tộc.
Theo dự kiến, Trung ương Hội cũng như các tỉnh, thành hội tổ chức đồng loạt các hoạt động hưởng ứng “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh COVID-19, các cấp hội đều phải tạm dừng. Các cấp hội chỉ tuyên truyền, vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức hội viên phụ nữ mặc áo dài hưởng ứng hoạt động này. Thời gian tới, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động thu thập 1 triệu chữ ký đề nghị công nhận áo dài là di sản phi vật thể của quốc gia.
 Riêng với Hội LHPN tỉnh, Tuần lễ Áo dài không chỉ là điểm nhấn của tháng 3 này, mà cả năm hội sẽ tập trung tuyên truyền, quảng bá áo dài truyền thống của dân tộc. Phụ nữ Phú Yên sẽ chọn tuần lễ có ngày 8/3 là Tuần lễ Áo dài và năm nào, hội cũng sẽ phát động để khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa áo dài Việt Nam trong mỗi hội viên, phụ nữ.
 Theo dự kiến, Trung ương Hội cũng như các tỉnh, thành hội tổ chức đồng loạt các hoạt động hưởng ứng “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh COVID-19, các cấp hội đều phải tạm dừng. Các cấp hội chỉ tuyên truyền, vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức hội viên phụ nữ mặc áo dài hưởng ứng hoạt động này. Thời gian tới, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động thu thập 1 triệu chữ ký đề nghị công nhận áo dài là di sản phi vật thể của quốc gia.
anh Quoc 1 *PHÓ CHỦ TỊCH HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH HUỲNH VĂN QUỐC:
Áo dài tôn vẻ đẹp phụ nữ Việt
            Với tôi, áo dài Việt Nam là tác phẩm nghệ thuật đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt qua bao đời nay. Nền nã, nết na, duyên dáng... Ấy là nét đẹp tinh khôi của lứa tuổi nữ sinh, nét đằm thắm dịu dàng của cô dâu ngày cưới; và thường nhật là nét đẹp trang nhã của người phụ nữ công sở từ nhà trường đến các cơ quan…
Đó là điều dễ hiểu vì sao áo dài Việt Nam là một trong những nguồn cảm hứng có vị trí “ưu tiên” trong văn, thơ, nhạc, họa của văn nghệ sĩ nhiều thế hệ. Không ưu tiên sao được khi nhạc sĩ Thanh Tùng đã dành những lời trân trọng nhất cho vẻ đẹp chiếc áo dài Việt Nam, qua đó là vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam, và trên tất cả là “hồn vía” vẻ đẹp của quê hương Việt Nam: “Đẹp xiết bao... quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu/ Dù ở đâu... Paris, London hay những miền xa/ Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố/ Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi...”.
Những lời có cánh, nhưng thật sự xúc động, vì rất đỗi thân thương!




Huong* CHỊ LÊ THỊ NHƯ HƯỚNG, GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN ANH HÀO (XÃ HÒA BÌNH 1, HUYỆN TÂY HÒA):
Nuôi dưỡng tình yêu áo dài trong giới trẻ
            Áo dài là trang phục mà tôi và đồng nghiệp thường lựa chọn khi đứng trên bục giảng. Chiếc áo dài truyền thống luôn mang lại cho tôi những xúc cảm đặc biệt. Bởi tôi vốn yêu áo dài từ những năm tháng còn là nữ sinh cho đến tận bây giờ.
            Với tôi, người phụ nữ trong trang phục áo dài vẫn là những người phụ nữ đẹp và duyên dáng nhất. Trong tà áo dịu dàng, phụ nữ vừa yêu kiều, thướt tha vừa nhã nhặn, đằm thắm. Thiết kế phần trên ôm sát cơ thể với những đường cắt xẻ tà độc đáo, trông rất quyến rũ nhưng cũng không kém phần thanh lịch. Ở họ toát lên điều gì đó vừa e ấp, vừa ẩn chứa những nét truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
            Tôi thấy việc khuyến khích phụ nữ mặc áo dài sẽ là cơ hội để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài truyền thống. Hoạt động này không chỉ góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, mà còn nuôi dưỡng tình yêu áo dài trong giới trẻ ngày nay.
NGỌC DUNG
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 55

Máy chủ tìm kiếm: 2

Khách viếng thăm: 53

Tổng lượt truy cập: 4,287,271

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây