ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG HỘI – YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ TẬP HỢP HỘI VIÊN

  •   Thứ hai - 06/05/2019 08:50
  •   5587
  •  0
                  logo Hoi                                                                          
Thực hiện chủ đề Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016 - 2021: “Phát huy vai trò, sức sáng tạo của phụ nữ, đoàn kết, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh góp phần thực hiện bình đẳng giới, tham gia xây dựng tỉnh Phú Yên phát triển bền vững”, thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, với phương châm “Lấy hạnh phúc và lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu cho hoạt động Hội” và “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”.
Đổi mới nội dung, cách thức tuyên truyền, giáo dục, vận động: Hàng năm Hội LHPN tỉnh tổ chức và phối hợp tổ chức hàng chục lớp tập huấn, hội nghị truyền thông, tư vấn tập trung...nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền cho 100% cán bộ Hội các cấp về các lĩnh vực: An toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em, Chiến lược công tác dân tộc, giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, các Đề án mà Hội đang thực hiện, kỹ năng giám sát và phản biện xã hội, nghiệp vụ công tác Hội... Sau tập huấn, Hội LHPN tỉnh phân công cán bộ trực tiếp về cơ sở tổ chức truyền thông nhóm tại cộng đồng. Trên cơ sở đó, Hội LHPN cơ sở tổ chức nhiều hoạt động phong phú: Tọa đàm, Hội thi, tổ chức các trò chơi dân gian, hội thao, gặp mặt, hái hoa dân chủ, tham quan, giã ngoại… thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Đồng thời, thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hội viên, các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ chấp hành chủ đường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, vận động xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho cán bộ, hội viên phụ nữ.
Thông qua Chương trình phối hợp với BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh BCH Quân sự tỉnh và thực hiện Nghị quyết liên tịch 01 giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”, Hội LHPN các cấp đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng về biển đảo, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Triển khai thực hiện mô hình kết nghĩa giữa Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố với các Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các đơn vị chủ động tổ chức kết nghĩa ký kết chương trình phối hợp hoạt động, Hội phụ nữ cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN các huyện có bờ biển tiếp tục duy trì mô hình kết nghĩa với các Đồn Biên phòng đóng chân trên địa bàn, đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực như: Chương trình “Xuân Biên phòng - gắn kết yêu thương”, “Vui tết trung thu” cho em học sinh và các cháu thiếu nhi; Chương trình kết nối yêu thương, tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn, phụ nữ đơn thân, phát động chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ khu vực biên giới biển”...; giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền và tổ chức tìm hiểu nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam và truyền thống bộ đội biên phòng, biển đảo... Bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, các cấp Hội tổ chức tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền an ninh biên giới cho trên 141.000 cán bộ, hội viên phụ nữ.
Gắn liền với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” là 02 Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội triển khai bằng nhiều hoạt động, nhiều mô hình được nhân rộng như: Mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản xanh - sạch - đẹp”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường”, “Thắp sáng đường quê”, “Bồn hoa ven đường”, “Phụ nữ giữ sạch đường quê”; “Cột cờ kiểu mẫu”…; xây dựng các mô hình nhân đạo từ thiện “Hũ gạo tình thương”, “Quả dừa tiết kiệm”, “Heo đất tiết kiệm”, “Hộp tiền tiết kiệm giúp em đến trường”, “Trái tim đồng cảm”, “Nồi cháo tình thương”, “Bữa cơm từ thiện”, “Cho đi là còn mãi”, ... Từ phong trào “làm theo” Bác, cơ sở Hội đã lồng ghép việc thực hành tiết kiệm với các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ hàng ngàn phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi.
Cùng với các hình thức tuyên truyền, các cấp Hội tăng cường phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh. Các sản phẩm truyền thông của Hội LHPN tỉnh như: Tờ tin phụ nữ, Chương trình truyền hình, phát thanh phụ nữ, Trang thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh với nhiều tin bài phong phú, đa dạng, thu hút ngày càng đông lượt người truy cập… qua đó đã có trên 400 gương điển hình tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả đã được tuyên truyền, nhân rộng.
Đổi mới nội dung phương thức hoạt động góp phần nâng chất lượng cuộc sống vật chất của phụ nữ. Các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Mỗi cơ sở Hội giúp đỡ ít nhất 01 địa chỉ an sinh xã hội”, huy động nguồn vốn tự có trong hội viên phụ nữ thông qua các nhóm phụ nữ tiết kiệm, tổ hùn vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tương hỗ, giúp phụ nữ khởi nghiệp với nhiều hình thức... được triển khai gắn với các mô hình cụ thể và thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ vay vốn, xây nhà “Mái ấm tình thương”, xây nhà Đại đoàn kết,… giúp chị em có thêm điều kiện khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, khơi dậy mạnh mẽ truyền thống tương thân, tương ái trong chị em phụ nữ.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội nhằm thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, hỗ trợ và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ: Công tác kiểm tra giám sát cũng được đổi mới theo hướng cùng với việc chủ động và phối hợp giám sát, phản biện xã hội, các cấp Hội đã tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với HĐND các cấp giám sát. Với tư cách là thành viên, các cấp Hội luôn phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong việc tham gia tích cực, hiệu quả trong các Hội đồng, Ban chỉ đạo, Ban đại diện, Ban quản lý… ở địa phương, phát hiện những vấn đề còn bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, có kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng về xây dựng kế hoạch nhà nước, các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến phụ nữ - trẻ em được các cơ quan, ban ngành ghi nhận.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội nhằm đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên, phụ nữ; tập trung hướng mạnh về cơ sở, phát huy tính chủ động, sang tạo trong công tác vận động phụ nữ: Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cấp Hội tập trung đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Hội theo hướng chăm lo lợi ích thiết thực, giải quyết những vấn đề đặt ra, từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của  hội viên, phụ nữ. Sâu sát với cơ sở, hướng dẫn xây dựng các mô hình tập hợp, thu hút hội viên. Việc xây dựng mô hình tập hợp hội viên ở những vùng khó khăn, địa bàn có tính đặc thù chuyển biến tích cực, nhiều mô hình phu hợp được xây dựng, như: “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Kỷ niệm ngày chị sinh”, mô hình phụ nữ “03 được: được kiến thức, được thể hiện và được biểu dương”, “Phụ nữ dân tộc thiểu số nói không với thuốc lá”, “Phụ nữ dân tộc thiểu số nói không với thách cưới”, “Phụ nữ dân tộc thiểu số nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “Gia đình không vi phạm pháp luật”..Mô hình kết nghĩa giữa các địa phương giáp ranh, kết nghĩa giữa chi Hội phụ nữ kinh với chi Hội phụ nữ dân tộc thiểu số; mô hình tập hợp phụ nữ theo sở thích (CLB âm nhạc, CLB đi bộ), mô hình tập hợp phụ nữ theo ngành nghề (CLB chế biến nước mắm, CLB đan lát, nhóm PN dệt thổ cẩm, nhóm phụ nữ ủ rượu cần, CLB nữ tiểu thương), mô hình tự nguyện (Nồi cháo tình thương, Quỹ tấm lòng vàng, Hũ gạo tình thương, Hộp tiền tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo), mô hình theo tôn giáo (Chi Hội PN giáo dân)…
Nâng cao chất lượng đi công tác cơ sở của cán bộ Hội các cấp, thông qua việc đi cơ sở để hướng dẫn cơ sở triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tiếp xúc với hội viên, phụ nữ, trao đổi, lắng nghe ý kiến, giải quyết hoặc kịp thời phản ánh lên cấp trên và các cơ quan chức năng giải quyết những yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhất là việc thực hiện một số chính sách an sinh xã hội tại địa phương, chế độ chính sách đối với phụ nữ gia đình chính sách, phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, chế độ của cán bộ Hội…
Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp: Xây dựng hình ảnh người cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm, có năng lực công tác, sâu sát thực tiễn phong trào. Đổi mới theo hướng tinh gọn bộ máy tổ chức Hội LHPN tỉnh từ 5 ban chuyên môn hiện nay còn 3 ban chuyên môn. Đối với cấp huyện: Hiện nay bộ máy Hội LHPN cấp huyện chủ yếu từ 03 - 04 biên chế. Cấp cơ sở, có 112 tổ chức Hội cơ sở, 629 Chi hội và 1.955 tổ Phụ nữ. Bộ máy của Hội LHPN cơ sở có Chủ tịch và 01 Phó chủ tịch làm việc không chuyên trách, Chi hội có số lượng hội viên từ 50 người trở lên đều thành lập tổ phụ nữ. Hiện nay không có thôn/buôn/khu phố trắng tổ chức Hội.
Xem mục tiêu của đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội là để thu hút và tập hợp hội viên, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng: Hướng mọi hoạt động về cơ sở, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, phát động thi đua có chủ đề, chủ điểm, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực để chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện, tiến hành rà soát các mô hình hiệu quả để nhân rộng, nhằm thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia.
Trần Thị Binh- PCT Hội LHPN tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 26

Tổng lượt truy cập: 3,899,308

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây