Một phụ nữ vượt khó thoát nghèo

  •   Thứ sáu - 23/11/2018 10:16
  •   2174
  •  0
Với đức tính hay lam hay làm, chịu thương chịu khó, biết tự thân vận động nên chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt sinh năm 1988 (ởthôn Nguyên Hà, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đã vượt qua bệnh tật, từng bước cải thiện đời sống gia đình, thoát nghèo bền vững nhờ tìm trồng cây khóm. Từ những cố gắng đó, chị là nhân tố tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới ở xã miền núi nơi đây.
 

Sinh ra trong gia đình thuần nông, học hành không được tới nơi tới chốn (hết lớp 4) chị Nguyệt gắn bó với cây cuốc, tay cày từ nhỏ và rất giỏi việc nương rẫy. Chị gặp anh Nguyễn Xuân Cảnh sinh năm 1979 (ở xã Hòa Quang Bắc, Phú Hòa) cũng đi làm thuê và kết hôn năm 2002. Cuộc sống làm nông nghiệp ở miền núi rất khó khăn, thiếu thốn.Với một gia đình trẻ như anh chị thì càng khó hơn khi chị sinh cháu đầu lòng là Nguyễn Tùng Dương thì chị bệnh hở van tim ba mạch. Dù bệnh, nhưng không nỡ thấy chồng gánh vác công việc nên chị cũng cố gắng làm lụng. Hai vợ chồng làm thuê đủ nghề kiếm sống như chặt mía, bốc mía thuê, bẻ măng, hái cà phê ….Thấy con khó khổ cha mẹ chị cho 4 sào đất trồng mía, từ đó nhờ chịu khó cải tạo, trồng mía anh chị dành dụm tiền chữa trị khỏi bệnhh cho chị mà không trông chờ chính sách xã hội.
Nhận thấy thời tiết nắng hạn, địa hình đất rẫy nhà đồi dốc, đá chen lẫn nhiều khó canh tác cây mía, chị bàn với chồng tìm tòi, nghiên cứu áp dụng cây trồng khác. Hai vợ chồng lặn lội đi tìm kiếm khắp nơi: Đồng Dinh, Sơn Thành, Gia Lai…và học hỏi kinh nghiệm  trồng khóm. Chia sẻ lại câu chuyện chuyển đổi cây trồng chị kể: Đầu tiên tôi mua 600 cây con  với giá 600 ngàn đồng do chủ vườn bán (1000 đồng/cây giống). Từ đó tôi trồng thí điểm một sào theo quy cách bụi cách bụi 40 cm, hàng cách hàng 120cm đến 130 cm. Cách chăm sóc chủ yếu làm cỏ sạch và bón lót đệm phân chuồng, lá cây, cỏ ủ  ít sử dụng phân hóa học, nói không với thuốc hóa học. Nhờ cách trồng sạch, nên một năm sau vườn khóm đã ra trái năng suất cho ra rất đạt và chất lượng. Khóm chính vụ bán ra 2000 đồng đến 4000 đồng/ kg; trái vụ thì 8000đồng đến 12000đồng/kg. Đợt chín rộ thường chín hai mắt thì kêu thương lái mua, đợt chín thưa thì hái tỉa bán lẻ tại địa phương.
Ông Nguyễn Công Thành - Trưởng thôn Nguyên Hà cho hay: “Hộ Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt và anh Nguyễn Xuân Cảnh từng là hộ nghèo tại địa phương. Tôi chứng kiến sự cố gắng làm lụng, vươn lên của hai trẻ. Nhờ sự quan tâm của nhà nước về xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo, hộ được nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng để xây nhà ở kiên cố, chị Nguyệt đã tự thân vận động đối ứng tốt  để xây dựng ngôi nhà khang trang. Hộ này là hộ đầu tiên đưa mô hình trồng khóm về thí điểm đất ở đây, kết quả cho thấy cây này phù hợp, năng suất khả thi lắm”.
43951173 2180736835330214 2212778463843057664 n
Sau khi trồng thí điểm một sào khóm cho kết quả tốt, thích nghi điều kiện thời tiết và thỗ nhưỡng đất sỏi đá, đồi triên chị quyết định mở rộng diện tích. Hội phụ nữ xã đã tín thác cho chị vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội 50 triệu đồng. Nhờ số vốn chị mua bò lấy sức cày kéo và sinh lợi, bán mua đất thêm, nối thửa và mở mang diện tích khóm lên 2 ha. Vụ tháng 7 chị xuất cho thương lái gần 2000 quả với doanh thu khoảng 20 triệu đồng/ lượt. Cùng với trồng khóm chị canh tác 4000m2  mía đường. Năm qua chị thu gần 100 triệu đồng từ trồng trọt, tạo việc làm thường xuyên cho 02 lao động gia đình và 6 lao động thời vụ cho phụ nữ, thanh niên trong thôn…Theo bà Nguyễn Thị Linh ở cùng thôn thì khóm chị Nguyệt trồng sạch, không hóa chất, thuốc  men nên ăn  ngon, ngọt và an toàn. Còn chị Nguyệt vui mừng bộc lộ: “Nhờ được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong những năm tôi nghèo khó, bệnh tật được cấp thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí xóa nhà ở tạm,  tín chấp cho tôi vay vốn nước sạch vệ sinh môi trường, vốn sản xuất để mở rộng diện tích, nên cuộc sống gia đình dần dần cải thiện có đủ ăn và đỡ khổ hơn”.
 “Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt là hội viên xuất thân khó khăn, lam lũ nhưng rất chịu khó làm ăn, biết tự thân vận động chứ không trông chờ ỷ lại. Đáng khen là chị biết chuyển đổi cây trồng từ mía sang khóm  phù hợp địa hình đất đai, điều kiện thời tiết mang lại hiệu quả kinh tế. Chị mạnh dạn chuyển đổi trồng khóm trên diện tích nhỏ, năng suất cao phát triển hàng hóa, nông sản sạch tại địa phương. Đến nay cuộc sống gia đình chị khá lên đáng kể, chị tích cực tham gia phong trào hội, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Tin rằng đây là tấm gương cho chị em học tập - Bà Cao Thị Loan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Nguyên  nhận xét như thế.
  BÁ NHA
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 20

Tổng lượt truy cập: 5,086,832

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây